Báo Đồng Nai điện tử
En

Hành động quyết liệt hơn nữa và kiên trì, bền bỉ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra

09:07, 04/07/2023

Ngày 4-7, hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6-2023 đã diễn ra dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Ngày 4-7, hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6-2023 đã diễn ra dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6-2023. Ảnh TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6-2023. Ảnh TTXVN

Sau khi nghe các ý kiến phát biểu, kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao các bộ, ngành, địa phương đã có các ý kiến phát biểu thẳng thắn, tâm huyết, trách nhiệm, sát thực tế. Thủ tướng yêu cầu các cơ quan liên quan tổng hợp, tiếp thu ý kiến, hoàn thiện các báo cáo và dự thảo nghị quyết phiên họp và dự thảo nghị quyết chuyên đề về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, siết chặt kỷ luật, kỷ cương để sớm trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.

Về kiến nghị của các địa phương, Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành, Chủ tịch UBND cấp tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền tập trung chỉ đạo chủ động tháo gỡ ngay những khó khăn, vướng mắc; đồng thời, kịp thời báo cáo, đề xuất đối với những vấn đề vượt thẩm quyền.

Về tình hình, kết quả kinh tế - xã hội (KT-XH) tháng 6, quý II và 6 tháng đầu năm 2023 Thủ tướng cho biết, trong bối cảnh quốc tế, trong nước rất khó khăn, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp dưới sự lãnh đạo của Đảng, tình hình KT-XH tháng 6 tiếp tục xu hướng tích cực, nhiều lĩnh vực đạt kết quả tốt hơn so với tháng 5 và 5 tháng đầu năm, quý II nhìn chung tốt hơn quý I, đóng góp vào kết quả chung của 6 tháng đầu năm 2023.

Bên cạnh những kết quả tích cực là cơ bản, thủ tướng cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế và khó khăn, thách thức, nguyên nhân kết quả đạt được.

Về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tháng 7, quý III, 6 tháng cuối năm 2023 và thời gian tới, Thủ tướng nhận định khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi. Trong bối cảnh đó, đòi hỏi phải tăng cường phân tích, dự báo, theo dõi sát diễn biến tình hình để có phản ứng chính sách phù hợp, kịp thời; đồng thời, chuẩn bị kỹ các phương án, kịch bản, giải pháp ứng phó, dứt khoát không để bị động, bất ngờ. Yêu cầu đặt ra là phải linh hoạt có giải pháp đúng và tập trung thực hiện hiệu quả với tinh thần quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt hơn nữa và kiên trì, bền bỉ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Về mục tiêu, quan điểm, định hướng chỉ đạo, điều hành, Thủ tướng yêu cầu kiên định, kiên trì tập trung thực hiện mục tiêu tổng quát theo Nghị quyết Đại hội Đảng XIII, các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ. Ưu tiên tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là phải ưu tiên cho tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô đảm bảo tăng trưởng khoảng 6,5%, lạm phát khoảng 4,5% và bảo đảm đời sống nhân dân.

Thủ tướng đã chỉ rõ 10 nhóm nhiệm vụ giải pháp, trong đó nhấn mạnh, các bộ, ngành, địa phương nắm chắc tình hình, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để chủ động ứng phó, giải quyết kịp thời, hiệu quả; Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, đặc biệt lưu ý không được đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, nhũng nhiễu, tiêu cực và xử lý nghiêm các vi phạm. Thúc đẩy mạnh mẽ 3 động lực tăng trưởng: đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu. Trong đó lưu ý đẩy mạnh hơn nữa giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện các công trình hạ tầng trọng điểm, quan trọng quốc gia đi qua các địa phương; chủ tịch UBND cấp tỉnh chủ động, tích cực giải quyết cung cấp vật liệu xây dựng thông thường cho các dự án đường cao tốc.

Tập trung tháo gỡ khó khăn, khắc phục ngay tình trạng sản xuất, kinh doanh trì trệ, khôi phục và tìm kiếm thị trường, đơn hàng mới (phấn đấu chỉ số PMI sớm tăng lên trên 50 điểm); yêu cầu từng bộ, ngành, địa phương phải chủ động rà soát, có biện pháp, hành động cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư một cách kịp thời, thiết thực, hiệu quả, không hứa suông. Không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm.

Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng (khoảng 4,5% và khoảng 6,5% theo Nghị quyết của Quốc hội) bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Chú trọng bảo đảm an sinh xã hội, việc làm và đời sống nhân dân, lưu ý vấn đề tăng lương và kiểm soát giá…

P.V

Tin xem nhiều