(ĐN) - Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị định ban hành Bộ quy tắc Đạo đức công vụ, trong đó có nhiều quy định liên quan đến chuẩn mực đạo đức và giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức.
(ĐN) - Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị định ban hành Bộ quy tắc Đạo đức công vụ, trong đó có nhiều quy định liên quan đến chuẩn mực đạo đức và giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức.
Cán bộ, công chức bộ phận một cửa TP.Biên Hòa giải quyết thủ tục hành chính cho người dân (ảnh minh họa) |
Đơn cử như, trong giao tiếp, ứng xử với tổ chức và công dân, cán bộ, công chức, viên chức có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, đúng mực; ngôn ngữ giao tiếp rõ ràng, mạch lạc, văn minh, không chửi thề, không nói tiếng lóng, quát, dọa nạt; không có hành vi, lời nói hạch sách, nhũng nhiễu, gây căng thẳng, bức xúc, gợi ý nhằm trục lợi cá nhân…
Dự thảo Nghị định gồm 5 chương, 25 điều. Trong đó, quy tắc đạo đức chung là cán bộ, công chức, viên chức phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của mình theo quy định của Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức; Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Tiếp công dân, các văn bản pháp luật khác có liên quan và quy định của ngành.
Ngoài quy định chung, dự thảo nghị định quy định 5 chuẩn mực đạo đức của cán bộ, công chức, viên chức gồm: Tính chính trực, liêm chính (Điều 4); tính khách quan, công bằng, bình đẳng (Điều 5); sự đúng mực, tính thận trọng (Điều 6); sự tận tụy và kịp thời (Điều 7); năng lực và sự chuyên cần (Điều 8).
Theo Bộ Nội vụ, mục đích xây dựng và ban hành Bộ quy tắc Đạo đức công vụ nhằm đảm bảo sự liêm chính, văn minh, chuyên nghiệp, phù hợp với nghĩa vụ và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức…
Hồ Thảo