(ĐN) - Chiều 17-3, tại TP.Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước đã diễn ra Hội nghị kết nối giao thương và xúc tiến đầu tư giữa TP.HCM và các tỉnh miền Đông Nam bộ.
(ĐN) - Chiều 17-3, tại TP.Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước đã diễn ra Hội nghị kết nối giao thương và xúc tiến đầu tư giữa TP.HCM và các tỉnh miền Đông Nam bộ.
Tham dự hội nghị có lãnh đạo các tỉnh, thành phố và 200 doanh nghiệp vùng Đông Nam bộ gồm: TP.HCM, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh.
Hội nghị nhằm đánh giá thực chất kết quả, hiệu quả của hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư mang lại cùng những hạn chế, tồn tại, bài học kinh nghiệm trong những năm qua. Đề ra các giải pháp căn cơ, thiết thực để khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả, chất lượng của hoạt động xúc tiến trong thời gian tới.
Hội nghị đã tập trung thảo luận 3 vấn đề chính: kết nối giao thương, tháo gỡ những vấn đề còn vướng mắc trong quá trình phối hợpgiữa các tỉnh, thành để từ đó mở lối cho các sản phẩm của tỉnh đi vào các thị trường tỉnh bạn. Kết nối, hỗ trợ đầu tư nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực trong thời gian tới. Đồng thời, phía TP.HCM cũng mong muốn được nghe các ý kiến, đề xuất, kiến nghị của các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã… đối với các nhà phân phối lớn, cũng như liên quan đến đầu ra cho sản phẩm.
Hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp, hợp tác xã… Trong đó, nêu lên những hạn chế, tồn tại, bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp căn cơ, thiết thực.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cho rằng, trong quá trình phát triển, TP.HCM không thể tách rời với các địa phương trong khu vực, mối quan hệ hỗ trợ cùng nhau phát triển.
Các tỉnh, thành lân cận là vùng nguyên liệu quan trọng, là vùng cung cấp nhân lực vào quá trình phát triển của TP.HCM. Tuy nhiên, để tháo gỡ những khó khăn trên thì doanh nghiệp cần phải chủ động hơn trong quảng bá sản phẩm, tham gia các sàn giao dịch điện tử.
Chính quyền các địa phương cần tham gia vào công tác đào tạo cho doanh nghiệp về kiến thức thị trường, quản lý… giúp các đơn vị, doanh nghiệp có được kiến thức mới nhất để đáp ứng tiêu chí của thị trường hiện nay.
Đặc biệt, mỗi địa phương cần có một địa điểm, gian hàng để bán, trưng bày các sản phẩm đạt chất lượng OCOP, hàng Việt Nam chất lượng cao… của các doanh nghiệp, hợp tác xã địa phương; đồng thời tạo sàn giao dịch, địa chỉ kết nối cho các nhà sản xuất liên kết để phát triển lớn mạnh hơn.
Tại hội nghị đã có 33 đơn vị, doanh nghiệp phân phối của TP.HCM ký kết hợp tác với doanh nghiệp các tỉnh vùng Đông Nam bộ liên quan đến lĩnh vực: nông sản chủ lực của mỗi địa phương, du lịch, văn hóa...
Tin: Minh Thanh