(ĐN) - Đó là một trong những nội dung được thảo luận tại "Diễn đàn Logistics với khu vực châu Âu - châu Mỹ 2022" do Bộ Công thương tổ chức tại TP.HCM ngày 20-12. Diễn dàn có sự tham dự của lãnh đạo UBND, Sở Công thương các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp (DN) logistics, các hiệp hội ngành hàng, trung tâm xúc tiến thương mại…
(ĐN) - Đó là một trong những nội dung được thảo luận tại “Diễn đàn Logistics với khu vực châu Âu - châu Mỹ 2022” do Bộ Công thương tổ chức tại TP.HCM ngày 20-12. Diễn dàn có sự tham dự của lãnh đạo UBND, Sở Công thương các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp (DN) logistics, các hiệp hội ngành hàng, trung tâm xúc tiến thương mại…
Các diễn giả trao đổi tại diễn đàn |
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải khẳng định, ngành logistics Việt Nam hiện đã có những bước tiến đáng kể, là một trong những ngành tăng trưởng nhanh và ổn định nhất với mức tăng trưởng trung bình 14-16% mỗi năm, đóng góp vào GDP từ 4 - 5%. Tuy nhiên, hiện nay DN Việt Nam khi trao đổi thương mại với thế giới nói chung và với khu vực châu Âu - châu Mỹ vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Thảo luận tại diễn đàn, các diễn giả nhận định, năm 2023 tiềm ẩn nhiều khó khăn và thách thức. Các DN xuất khẩu và logistics Việt Nam phải đối mặt với những hệ lụy do ảnh hưởng của áp lực lạm phát và rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn đến việc suy giảm các đơn hàng xuất khẩu tại các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU… Các diễn giả cũng đưa ra các khuyến nghị liên quan đến quy định, thủ tục thương mại, các vấn đề thông quan mà DN xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ hay EU thường gặp, các giải pháp tối ưu hóa chi phí logistics để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu.
Theo Báo cáo về chỉ số logistics thị trường mới nổi năm 2022 do Agility vừa công bố, Việt Nam đứng thứ 11 trong bảng xếp hạng Top 50 quốc gia đứng đầu thị trường logistics mới nổi, đứng thứ 4 tại khu vực Đông Nam Á…
Văn Gia