(ĐN)- Sáng 8-11, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp về tình hình kinh tế- xã hội, quốc phòng - an ninh tháng 10 và 10 tháng của năm 2022. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh; Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng; Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Bảo và đại diện các sở, ngành, địa phương tham dự cuộc họp.
(ĐN)- Sáng 8-11, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp về tình hình kinh tế- xã hội, quốc phòng - an ninh tháng 10 và 10 tháng của năm 2022. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh; Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng; Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Bảo và đại diện các sở, ngành, địa phương tham dự cuộc họp.
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh chỉ đạo tại cuộc họp. Ảnh: Hương Giang |
Trong 10 tháng của năm 2022, tuy tình hình kinh tế khó khăn nhưng đa số các lĩnh vực đều giữ được mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước. Đơn cử như: chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10-2022 tăng hơn 1,3% so với tháng trước, có 23/27 ngành sản xuất tăng so tháng trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng đầu năm tăng hơn 8% so cùng kỳ năm trước. Nông nghiệp, nông thôn phát triển ổn định. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có thêm 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 10 tháng đạt hơn 188,9 ngàn tỷ đồng, tăng gần 24% so cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu đạt gần 20,8 tỷ USD, tăng gần 19%; thu ngân sách nhà nước gần 56 ngàn tỷ đồng, đạt 101% dự toán; thu hút đầu tư nước ngoài gần 1 tỷ USD...
Tuy nhiên, tình hình kinh tế của Đồng Nai trong tháng 10 và những tháng cuối năm sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn, chưa có tín hiệu cải thiện do sức mua toàn cầu giảm. Hợp đồng xuất khẩu qua những thị trường lớn như Hoa Kỳ và châu Âu giảm đáng kể. Các doanh nghiệp có quy mô lớn thuộc các ngành giày da, may mặc, dệt, sản xuất sản phẫm gỗ... duy trì sản xuất bằng biện pháp điều chỉnh quy mô sản xuất, cho công nhân làm việc luân phiên do chưa có đơn hàng mới.
Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Hương Giang |
Bên cạnh đó, nguồn cung xăng dầu cho Đồng Nai hiện mới đáp ứng hơn 50% nhu cầu dẫn đến tình trạng thiếu xăng dầu, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh và người dân trên địa bàn. Ngoài ra, địa phương gặp khó khăn trong bồi thường giải phóng mặt bằng cho các dự án, xử lý rác sinh hoạt...
Tại cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh nhấn mạnh, tình trạng thiếu hụt xăng dầu sẽ còn kéo dài nên doanh nghiệp phải có giải pháp chống chọi với khó khăn. Về phía tỉnh phải bình tĩnh điều hành, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân để tiếp tục phát triển kinh tế- xã hội.
Giám đốc Sở KH-ĐT Nguyễn Hữu Nguyên phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Hương Giang |
Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp để hoàn thành các kế hoạch về kinh tế- xã hội, quốc phòng - an ninh. Đồng thời, tăng cường xúc tiến thương mại giúp doanh nghiệp có thêm đơn hàng, mở rộng thị trường xuất khẩu đảm bảo thu nhập cho người lao động. Sở Công thương đề xuất giải pháp tháo gỡ tình trạng thiếu xăng dầu để ổn định nguồn cung. Những vướng mắc liên quan đến thủ tục của nhiều dự án cần kịp thời tháo gỡ để doanh nghiệp triển khai thực hiện. Đặc biệt, các địa phương phải giải quyết tốt những đơn thư, khiếu nại của người dân từ cơ sở tránh tình trạng khiếu kiện đông người...
Hương Giang