(ĐN)- Để đánh giá số lượng các loài, diễn biến đa dạng sinh học và các nguy cơ, từ đó có biện pháp quản lý, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học, Chi cục Bảo vệ môi trường đề xuất thiết lập mạng lưới quan trắc đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2020-2030.
(ĐN)- Để đánh giá số lượng các loài, diễn biến đa dạng sinh học và các nguy cơ, từ đó có biện pháp quản lý, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học, Chi cục Bảo vệ môi trường đề xuất thiết lập mạng lưới quan trắc đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2020-2030.
Rừng ngập mặn ở H.Nhơn Trạch, một trong 17 khu vực được đề xuất lắp đặt quan trắc hệ sinh thái, cá, thú quý hiếm, động vật nổi, động vật đáy |
Mạng lưới quan trắc đa dạng sinh học đề xuất gồm 17 khu vực, có thứ tự ưu tiên, số lượng vị trí quan trắc khác nhau. Mạng lưới đảm bảo phủ kín các hệ sinh thái trên cạn nằm trong hệ thống Vườn quốc gia Cát Tiên, Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, các rừng phòng hộ và khu du lịch sinh thái trong hệ sinh thái nhân tạo; hệ sinh thái dưới nước bao gồm nước ngọt và cửa sông ven biển rừng ngập mặn.
Đối với các loài động vật quý hiếm, sinh vật ngoại lai thực hiện quan trắc 2 lần/năm tương ứng 2 mùa mưa và khô; đối với thực vật quý hiếm và các hệ sinh thái tần suất quan trắc 3 năm/lần tương ứng với việc lập báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học Vườn quốc gia Cát Tiên, Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai. Đây là hoạt động nhằm xác định vùng ưu tiên cho bảo tồn sinh học; bảo tồn và theo dõi các nguồn gen động, thực vật; theo dõi tác động của quản lý đất đai cũng như biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học.
Ban Mai