Báo Đồng Nai điện tử
En

Mổ thành công cho bé sơ sinh có khối thoát vị não chẩm lớn

01:09, 30/09/2020

(ĐN) – Theo thông tin từ Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai, sau ca mổ thoát vị não chẩm gần 3 tuần, bé S. H. (22 ngày tuổi, ngụ xã Xuân Bảo, huyện Cẩm Mỹ) đang dần ổn định sức khoẻ: vết mổ khô, ăn tốt, thở tốt). Bé H. có khối thoát vị não chẩm to gần bằng 2/3 đầu của bé.

(ĐN) – Theo thông tin từ Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai, sau ca mổ thoát vị não chẩm gần 3 tuần, bé S.H (22 ngày tuổi, ngụ xã Xuân Bảo, huyện Cẩm Mỹ) đang dần ổn định sức khoẻ: vết mổ khô, ăn tốt, thở tốt). Bé H. có khối thoát vị não chẩm to gần bằng 2/3 đầu của bé.

Bác
Bé S.H. đang dần ổn định sức khoẻ sau phẫu thuật

Trước đó, ngày 9-9, bé trai S.H. nhập viện trong tình trạng tỉnh táo, da hồng và có khối u lớn vùng chẩm, bé không thể nằm ngửa được. Do bé mới sinh, sức khỏe còn yếu nên các bác sĩ quyết định chờ sức khỏe của bệnh nhi ổn định mới thực hiện phẫu thuật.

Tuy nhiên, chỉ 1 ngày sau khi nhập viện, bệnh nhi S.H. bắt đầu có triệu chứng khó thở, mệt và xuất hiện những cơn ngưng thở, nên các bác sĩ quyết định phải phẫu thuật ngay cho bé.

Bác sĩ Nguyễn Văn Toàn, Khoa Chấn thương chỉnh hình – bỏng, Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai cho hay, các bác sĩ dùng kính vi phẫu để thực hiện cắt khối thoát vị não chẩm, cầm máu sau đó tiến hành phẫu thuật tạo hình màng cứng cho bệnh nhi. Việc khó nhất của ca bệnh này là quá trình gây mê cho bệnh nhi. Thêm vào đó, để bệnh nhi nằm với tư thế nằm sấp nghiêng cũng không thuận lợi cho các bác sĩ thực hiện phẫu thuật (thông thường bé phải nằm sấp khi phẫu thuật).

Bác sĩ Toàn cho biết thêm, với bệnh lý này, mặc dù được phẫu thuật thành công nhưng bệnh nhi sẽ thường gặp phải những cơn ngưng thở do tổn thương não, tuổi đời bị rút ngắn và nguy cơ xuất hiện đầu nước (đầu bị ứ nước).

Theo BS. Toàn,  bệnh lý này có thể phát hiện trong quá trình mang thai bằng phương pháp siêu âm.

Tin: Bích Nhàn; ảnh: Thành Nhân

 

Tin xem nhiều