(ĐN)- Tăng mức sinh ở những địa phương có mức sinh thấp là một trong những mục tiêu của chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp với vùng, đối tượng đến năm 2030 vừa được Chính phủ phê duyệt. Qua đó, góp phần thực hiện thành công Chiến lược dân số Việt Nam đến năm 2030, đảm bảo phát triển nhanh, bền vững đất nước.
* Đồng Nai thuộc nhóm có mức sinh thấp
(ĐN)- Tăng mức sinh ở những địa phương có mức sinh thấp là một trong những mục tiêu của chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp với vùng, đối tượng đến năm 2030 vừa được Chính phủ phê duyệt. Qua đó, góp phần thực hiện thành công Chiến lược dân số Việt Nam đến năm 2030, đảm bảo phát triển nhanh, bền vững đất nước.
Chăm sóc trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai |
Cụ thể, phấn đấu tăng 10% tổng tỷ suất sinh ở các địa phương có mức sinh thấp (là địa phương mà bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có dưới 2 con); giảm 10% tổng tỷ suất sinh ở các địa phương có mức sinh cao (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có trên 2,2 con); duy trì kết quả ở những địa phương đã đạt mức sinh thay thế (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có từ 2-2,2 con).
Theo đó, Đồng Nai được xếp vào nhóm địa phương có mức sinh thấp cùng với 20 tỉnh, thành khác trong cả nước. Vì thế, Chính phủ chỉ đạo, chính quyền địa phương cần rà soát, bãi bỏ các chính sách khuyến khích sinh ít con; nghiên cứu, ban hành, thực hiện các chính sách khuyến khích sinh đủ 2 con; mở rộng các chính sách hỗ trợ các cặp vợ chồng sinh con, nuôi dạy con, không khuyến khích việc kết hôn muộn, sinh con muộn và sinh ít con.
Một số nội dung hỗ trợ, khuyến khích cần thí điểm như: hỗ trợ tư vấn, cung cấp dịch vụ hôn nhân và gia đình (phát triển các CLB kết bạn trăm năm, hỗ trợ nam, nữ thanh niên kết bạn; tư vấn sức khỏe trước khi kết hôn; khuyến khích nam, nữ kết hôn trước 30 tuổi, không kết hôn muộn và sớm sinh con, phụ nữ sinh con thứ hai trước 35 tuổi…).
Xây dựng môi trường, cộng đồng phù hợp với các gia đình nuôi con nhỏ. Thí điểm, nhân rộng các dịch vụ thân thiện với người lao động như: đưa đón trẻ, trông trẻ, ngân hàng sữa mẹ, bác sĩ gia đình; chú trọng quy hoạch, xây dựng các điểm trông giữ trẻ, nhà mẫu giáo phù hợp với điều kiện của bà mẹ, nhất là ở các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị.
Tư vấn, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em bao gồm sàng lọc vô sinh, sàng lọc trước sinh và sau sinh, phòng, chống suy dinh dưỡng; tạo điều kiện trở lại nơi làm việc cho phụ nữ sau khi sinh con; giảm thuế thu nhập cá nhân; miễn giảm các khoản đóng góp công ích theo hộ gia đình.
Hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con: mua nhà ở xã hội, thuê nhà ở; ưu tiên vào các trường công lập, hỗ trợ chi phí giáo dục trẻ em; xây dựng mô hình quản lý, phát triển kinh tế gia đình; từng bước thí điểm các biện pháp tăng trách nhiệm đóng góp xã hội, cộng đồng đối với những trường hợp cá nhân không muốn kết hôn hoặc kết hôn quá muộn.
Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1-4-2019 cho thấy, Đồng Nai hiện có khoảng 3,1 triệu dân, đứng thứ 5 toàn quốc.
Tin và ảnh: Hạnh Dung