Báo Đồng Nai điện tử
En

Ngành công an có không quá 199 tướng

03:11, 20/11/2018

Sáng nay ngày 20-11, biểu quyết thông qua Luật Công an nhân dân (sửa đổi), với 85,77% đại biểu tán thành.

Sáng nay ngày 20-11, biểu quyết thông qua Luật Công an nhân dân (sửa đổi), với 85,77% đại biểu tán thành.
Kết quả thông qua Luật Công an nhân dân sửa đổi. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Kết quả thông qua Luật Công an nhân dân sửa đổi. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Theo kết quả biểu quyết, có 464 đại biểu tham gia biểu quyết (chiếm 95,67%), với 416 đại biểu tán thành (chiếm 85,77%) và 40 đại biểu không tán thành và 8 đại biểu không biểu quyết.

Trước khi thông qua toàn bộ Luật Công an nhân dân, các đại biểu cũng đã biểu quyết thông qua Điều 16 về nhiệm vụ và quyền hạn của công an nhân dân, Điều 17 về hệ thống tổ chức của công an nhân dân và Điều 25 về cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sỹ quan công an nhân dân của luật này. Đa số các đại biểu đều nhất trí cao với các quy định tại Điều 16, Điều 17, riêng Điều 25 có 72,99 % tán thành.

Ngành công an có không quá 199 tướng

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công an nhân dân (sửa đổi), Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt cho biết cấp tướng trong công an phải bảo đảm tương xứng chức năng, nhiệm vụ.

Liên quan đến Điều 25 về cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ của sỹ quan công an nhân dân, một số ý kiến nhất trí với quy định của dự thảo Luật. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị quy định tiêu chí, số lượng Trung tướng, Thiếu tướng, vị trí cụ thể giao Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Công an quyết định. Một số ý kiến đề nghị quy định cụ thể cấp bậc hàm cao nhất của từng chức vụ trong Luật.

Đối với đơn vị đã rõ và thực hiện ổn định trên cơ sở kế thừa Luật Công an nhân dân năm 2014 thì quy định cụ thể ngay trong Luật. Đối với đơn vị mới được hình thành sau khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy thì việc xác định cấp bậc hàm cấp tướng trên cơ sở nguyên tắc, tiêu chí và giao Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định. 

Theo ông Võ Trọng Việt, việc giao Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định như Luật cũng bảo đảm phù hợp với Hiến pháp, kế thừa quy định hiện hành. Căn cứ số lượng, nguyên tắc, tiêu chí đã được Quốc hội xác định, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định cụ thể từng vị trí có cấp bậc hàm cấp tướng để bảo đảm chặt chẽ, linh hoạt trong tổ chức thực hiện. 

Đối với ý kiến nhất trí quy định số lượng cấp tướng trong công an nhân dân. Một số ý kiến đề nghị cân nhắc việc tăng số lượng cấp tướng khi đã thu gọn đầu mối, cần tính toán phù hợp với tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, cấp tướng phải gắn với quân số nhất định. Do đó, đề nghị cân nhắc số lượng vị trí có trần cấp bậc hàm Trung tướng, Thiếu tướng.

Một số ý kiến khác đề nghị xác định số lượng vị trí cấp tướng trong công an nhân dân phù hợp với mô hình tổ chức hiện tại và bảo đảm tương đồng về số lượng cấp phó có cấp bậc hàm cấp tướng trong Quân đội nhân dân. 

Ông Võ Trọng Việt cho biết, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, mặc dù quy mô tổ chức của Bộ Công an được điều chỉnh theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối nhằm hướng tới mục tiêu chuyên sâu, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, nhưng chức năng, nhiệm vụ và khối lượng công việc không thay đổi. 

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Tiếp thu ý kiến của các đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát, nghiên cứu kỹ lưỡng nguyên tắc, tiêu chí xác định các chức vụ có cấp bậc hàm cấp tướng bảo đảm tương xứng giữa cấp bậc hàm với chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm số lượng cấp tướng trong công an nhân dân.

“Việc xác định số lượng vị trí chức vụ có cấp bậc hàm cao nhất là cấp tướng phải xuất phát từ nhu cầu chỉ đạo điều hành thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công an. Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và nghiên cứu, kế thừa số lượng vị trí có cấp bậc hàm cấp tướng của Luật Công an nhân dân hiện hành, qua rà soát thì số lượng vị trí có cấp bậc hàm cấp tướng đã giảm so với quy định hiện hành,” ông Võ Trọng Việt cho biết.

Có lộ trình chính quy công an xã

Trong Điều 17 về hệ thống tổ chức của công an nhân dân, một số ý kiến đề nghị cần đánh giá tác động toàn diện, có lộ trình chính quy công an xã, bảo đảm chế độ, chính sách, bố trí nhân sự, điều kiện cơ sở vật chất, tính khả thi, hiệu quả, đồng bộ, tinh gọn đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự tại cơ sở khi chính quy công an xã, thị trấn. Một số ý kiến đại biểu Quốc hội khác đề nghị nên tổ chức thí điểm trước khi triển khai trong cả nước.

Giải trình về vấn đề này, ông Võ Trọng Việt cho biết, việc xác định, việc xây dựng công an xã, thị trấn chính quy phải có lộ trình thực hiện để bảo đảm tính khả thi, hiệu quả và đồng bộ với việc thực hiện chủ trương của Đảng về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời, bảo đảm nhân sự, cơ sở vật chất, điều kiện chính quy công an xã, thị trấn. 

“Tuy nhiên, để bảo đảm khả thi, hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tiễn, luật chỉ quy định có tính nguyên tắc về việc sử dụng, chế độ, chính sách đối với lực lượng công an xã bán chuyên trách, việc đào tạo, bố trí sử dụng cụ thể sẽ được thể hiện trong đề án và trong chương trình, kế hoạch thực hiện chính quy công an xã,” ông Võ Trọng Việt cho hay./.

Điều 25 của Luật Công an nhân dân quy định Cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân.

Tại Khoản 1, Điều 25: Cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan được quy định như sau: 
a) Đại tướng: Bộ trưởng Bộ Công an
b) Thượng tướng: Thứ trưởng Bộ Công an. Số lượng không quá 06;
c) Trung tướng: Số lượng không quá 35
d) Thiếu tướng: Số lượng không quá 157

(VIETNAM+)

Tin xem nhiều