Báo Đồng Nai điện tử
En

9 di tích danh thắng có mẫu tượng linh vật không phải của Việt Nam

10:10, 01/10/2014

 (ĐN)- Theo Ban Quản lý di tích và danh thắng tỉnh, từ tháng 8 đến tháng 9-2014, Ban Quản lý đã phối hợp cùng Phòng VHTT các huyện, TX.Long Khánh và TP.Biên Hòa tiến hành kiểm tra việc sử dụng biểu tượng và sản phẩm linh vật...

 (ĐN)- Theo Giám đốc Ban Quản lý di tích và danh thắng tỉnh Lê Trí Dũng, thực hiện chỉ đạo của Sở Văn hóa – thể thao và du lịch về việc không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, từ tháng 8 đến tháng 9-2014, Ban Quản lý di tích và danh thắng tỉnh đã phối hợp cùng Phòng Văn hóa thông tin (VHTT) các huyện, thị, thành phố, ban quý tế, ban trị sự các di tích, danh thắng được xếp hạng trong tỉnh tiến hành kiểm tra việc sử dụng biểu tượng, sản phẩm linh vật.

Cặp linh vật bằng chất liệu đá đặt trước chính điện đình Long Chiến (xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu).
Cặp linh vật bằng chất liệu đá đặt trước chính điện đình Long Chiến (xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu).

Qua đó, các đoàn kiểm tra đã phát hiện 9 di tích, danh thắng có các mẫu tượng linh vật lạ không giống các mẫu tượng linh vật của Việt Nam (theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa – thể thao và du lịch), gồm: Di tích lịch sử cấp quốc gia Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh; Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia Thất phủ cổ miếu (Chùa Ông); Di tích cấp tỉnh Đình Bình Quan; Di tích văn hóa - lịch sử cấp tỉnh Miếu Tổ Sư (TP.Biên Hòa); Di tích cấp quốc gia Mộ Nguyễn Đức Ứng và 27 Nghĩa binh chống Pháp (huyện Long Thành); Di tích lịch sử cấp tỉnh Địa điểm diễn ra trận đánh giữa Tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 4, Sư đoàn 5) và Đại đội 24 Biên Hòa với Tiểu đoàn Mãng Xà Vương Thái Lan vào ngày 20-12-1967 tại xã Long Thọ, Di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh Đình Phước Thiền (huyện Nhơn Trạch); Di tích lịch sử cấp tỉnh Đình Long Chiến (huyện Vĩnh Cửu) và Di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia núi Chứa Chan (huyện Xuân Lộc).

Trước thực trạng có nhiều di tích, danh thắng trong tỉnh đang sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, ông Nguyễn Văn Quyết, Phó giám đốc Sở Văn hóa – thể thao và du lịch cho biết, qua quá trình kiểm tra, những di tích, danh thắng nào đang sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam thì Sở sẽ tổ chức tuyên truyền nâng cao ý thức cũng như sự tự giác để người dân tự tháo dỡ, di dời những biểu tượng, vật phẩm, linh vật không phù hợp này ra khỏi di tích, danh thắng. Trước mắt, vẫn là để người dân tự giác, chưa áp dụng các hình thức cưỡng chế hay xử phạt”.

Cặp linh vật bằng đá đang được đặt tại cổng của Miếu Tổ sư (chùa Bà thiên hậu, phường Bửu Long, TP.Biên Hòa).
Cặp linh vật bằng đá đang được đặt tại cổng của Miếu Tổ sư (chùa Bà thiên hậu, phường Bửu Long, TP.Biên Hòa).
cặp linh vật bằng đá tại Di tích Địa điểm diễn ra trận đánh giữa Tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 4, Sư đoàn 5) và Đại đội 24 Biên Hòa với Tiểu đoàn Mãng Xà Vương Thái Lan vào ngày 20-12-1967 tại xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch
Cặp linh vật bằng đá tại Di tích Địa điểm diễn ra trận đánh giữa Tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 4, Sư đoàn 5) và Đại đội 24 Biên Hòa với Tiểu đoàn Mãng Xà Vương Thái Lan vào ngày 20-12-1967 tại xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch
cặp tượng sư tử đá được đặt 2 bên tượng Đức ông Nguyễn Hữu Cảnh tại Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh (xã Hiệp Hòa, TP.Biên Hòa).
Cặp tượng sư tử đá được đặt 2 bên tượng Đức ông Nguyễn Hữu Cảnh tại Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh (xã Hiệp Hòa, TP.Biên Hòa).

Sông Thao

 

    

Tin xem nhiều