(ĐN)- Theo Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Đồng Nai, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 548 hécta tiêu ở các huyện: Xuân Lộc, Vĩnh Cửu, Định Quán, Tân Phú, Cẩm Mỹ, Trảng Bom, TX.Long Khánh bị rệp sáp và tuyến trùng tấn công. So với cùng kỳ năm 2010, diện tích tiêu bị nhiễm bệnh tăng thêm 161 hécta.
(ĐN)- Theo Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Đồng Nai, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 548 hécta tiêu ở các huyện: Xuân Lộc, Vĩnh Cửu, Định Quán, Tân Phú, Cẩm Mỹ, Trảng Bom, TX.Long Khánh bị rệp sáp và tuyến trùng tấn công. So với cùng kỳ năm 2010, diện tích tiêu bị nhiễm bệnh tăng thêm 161 hécta. Cây tiêu khi bị bệnh này thường có triệu chứng vàng lá (giống như cây trồng thiếu đạm), nhưng khác ở chỗ chỉ vàng rải rác từng mảng của cây. Khi bị nhiễm bệnh, cây sinh trưởng kém, lá dần bị khô, xơ xác và cuối cùng bộ rễ bị phá hủy khiến cây chết. Đáng lưu ý, sau khi bị nhiễm bệnh, cây tiêu ít có khả năng đề kháng nên dễ bị nhiễm các loại nấm như: Fusarium, Phytophthora, Rhizoctonia, Pythium làm chết cây nhanh hơn.
Ảnh minh họa: Nông dân chăm sóc tiêu. (Ảnh: H.Giang)
Theo khuyến cáo của ngành BVTV, nếu phát hiện cây bệnh nặng, nông dân phải nhổ bỏ, thu gom hết rễ rồi rắc vôi, thuốc trừ rệp và tuyến trùng tại gốc cây cũ. Ngoài ra, dùng thuốc Oncol 20EC pha 50 ml/10 lít nước tưới vào mỗi gốc cây tiêu đã nhổ bỏ từ 4-8 lít. Bên cạnh đó, cần tăng cường phân chuồng và phân hữu cơ hoai mục, bón thêm vôi bột để cho đất bớt chua thì lứa tiêu trồng sau mới có thể phát triển nhanh.
K.G