Báo Đồng Nai điện tử
En

Đồng Nai tiếp tục đạt được nhiều thành tựu khá quan trọng và toàn diện

11:09, 23/09/2010

(ĐN)- Tiếp tục chương trình làm việc sáng nay, các đại biểu tham dự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IX (nhiệm kỳ 2010-2015)đã nghe đồng chí Võ Văn Một, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh trình bày báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh khoá VIII; đồng chí Lê Hồng Phương, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ trình bày mục tiêu, phương hướng nhiệm kỳ 2010-2015

(ĐN) - Tiếp tục chương trình làm việc sáng nay, các đại biểu tham dự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IX (nhiệm kỳ 2010-2015) đã nghe đồng chí Võ Văn Một, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh trình bày báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh khoá VIII; đồng chí Lê Hồng Phương, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ trình bày mục tiêu, phương hướng nhiệm kỳ 2010-2015

 

* Nhiều thành tựu rất quan trọng và toàn diện

 

Đồng chí Võ Văn Một

Báo cáo chỉ rõ, trong 5 năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành Đảng bộ khoá VIII, Đồng Nai tiếp tục giữ vững được mức tăng trưởng cao, đạt được những kết quả rất quan trọng và khá toàn diện. Đó là đã duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng định hướng và từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng bình quân 13,2%/năm, trong đó ngành công nghiệp, xây dựng tăng 14,5%, dịch vụ tăng 15%, nông lâm nghiệp thuỷ sản tăng 4,5%/năm. Mức tăng trưởng trên cao  hơn so với mức tăng 12,8%/năm của giai đoạn 2010-2005 và cao gần 1,5 lần mức tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và gần 1,9 lần mức tăng chung của cả nước.

 

GPD bình quân đầu người (theo giá trị thực tế) đến năm 2010 đạt 29,6 triệu đồng, tăng gấp 2,1 lần năm 205 và vượt mục tiêu nghị quyết đề ra (mục tiêu nghị quyết là 19,4%).

 

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, đúng định hướng và mục tiêu, trong đó cơ cấu GDP theo ngành chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp-xây dựng từ 57% năm 2005 lên 57,2% năm 2010; dịch vụ từ 28% lên 34,1% và giảm nganh nông lâm thuỷ từ 14,9% còn 8,7% vào năm 2010. Cơ cấu theo thành phần kinh tế nhà nước trong GDP từ 24,7% năm 2005 xuống còn 19% năm 2010 và tăng tỷ trọng đóng góp trong GDP của khu vực kinh tế  ngoài nhà nước (từ 75,3% năm lên 81%), trong đó tăng mạnh  ở khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (từ 39,2% lên 43%). Song song quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch mạnh theo hướng giảm tỷ trọng lao động  khu vực nông ngiệp từ 45,5% năm 205 xuống còn 30% năm 2010; lao động phi nông nghiệp tăng từ 54,5% năm 2005 lên 70% năm 2010.

 

Một thành tựu có ý nghĩa rất quan trọng đối với Đồng Nai trong quá trình xây dựng công nghiệp hoá, hiện đại hoá l2 việc quy hoạch và phát triển các khu công ngiệp (KCN) được đẩy mạnh và có hiệu quả. Trong 5 năm qua đã phát triển thêm 11 KCN, nâng tổng số KCN được thành lập trên địa bàn tỉnh đến nay là 30 khu với diện tích 9.573 hecta, đã cho thuê dược 61% diệ tích đất dùng cho thuê (cao hơn 47 của cả nước và 56% của vùng kinh tế tọng điểm phía Nam). Hiện Đồng Nai cũng đã khởi động một số dự án lớn như khu liên hợp công nông nghiệp Danataba, khu công nghệ cao chuyên ngảnh công nghệ sinh học, khu đô thị công nghệ cao tại Long Thành, Cẩm Mỹ. Riêng về phgát triển cụm công nghiệp, đến nay toàn tỉnh đã có 43 cụm công nghiệp được quy hoạch với tổng diện tích là 2.143 hecta

 

Bên cạnh những thành tựu về phát triển kinh tế, hoạt động văn hoá- xã hội cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Ở lĩnh vực GD-ĐT đã được xã hội quan tâm và có bước phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập, việc làm của xã hội, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hoạt động khoa học công nghệ có chuyển biến tích cực theo hướng gắn chặt hơn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh và công tác quản lý; nhiều đề tài, dự án có tính khả thi và ứng dụng thực tế cao; các chương trình khoa học mũi nhọn (công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, đào tạo phát triển nguồn nhân lực...) được quan tâm triển khai thực hiện.  

 

Hoạt động văn hoá, văn nghệ phát triển khá phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức và thể hiện bản sắc dân tộc, đáp ứng cơ bản yêu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân, nhất là nhân dân ở vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc, vùng tập trung nhiều công nhân; phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” từng bước đi vào chiều sâu, toàn tỉnh có trên 86% ấp, khu phố và trên 94% hộ gia đình đạt danh hiệu văn hoá (vượt mục tiêu nghị quyết về tỷ lệ hộ). Hoạt động thể dục thể thao đạt một số thành tích quan trọng. Hệ thống báo chí, phát thanh, truyền hình được đầu tư trang thiết bị, nâng chất lượng hoạt động.

 

Hệ thống y tế phát triển; công tác khám và điều trị bệnh có tiến bộ, đã ứng dụng một số phương pháp điều trị kỹ thuật cao; phòng chống và điều trị có kết quả nhiều bệnh dịch, bệnh xã hội, bệnh nghề nghiệp, các bệnh phát sinh trong quá trình công nghiệp hóa và khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư; công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe trẻ em đạt kết qủa tốt, từng bước cải thiện chất lượng dân số.

 

Công tác giải quyết việc làm và đào tạo nghề đạt kết quả tốt, bình quân mỗi năm giải quyết trên 86 ngàn lao động có việc làm ổn định, giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị còn 2,6% (vượt mục tiêu nghị quyết), nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 40%. Công tác chăm lo đời sống các đối tượng chính sách, đối tượng xã hội, người cao tuổi, công nhân ở các khu công nghiệp được quan tâm thường xuyên. Công tác giảm nghèo đạt mục tiêu nghị quyết về giảm tỷ lệ hộ nghèo trước 2 năm.

 

Tiềm lực quốc phòng an ninh, thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân được tăng cường và củng cố vững chắc; kết hợp chặt chẽ quốc phòng - an ninh với phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

 

 Công tác vận động quần chúng của Đảng bộ tiếp tục đổi mới và đi vào chiều sâu. Khối đại đoàn kết toàn dân được mở rộng và phát huy; nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận, các đoàn thể đổi mới theo hướng chất lượng, hiệu quả.Trong nhiệm kỳ, đã phát trin trên 667 ngàn đoàn viên, hi viên mi, nâng t l tp hp qun chúng trong đ tui vào t chc đt 84,73% (t mc tiêu ngh quyết). Công tác xây dng t chc đoàn th trong các doanh nghip có vn đu tư nưc ngoài đt đưc nhng kết qu nht đnh, các t chc đoàn th đưc thành lp đã phát huy đưc vai trò là ngưi đi din chăm lo bo v quyn và li ích hp pháp ca công nhân. Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể ngày càng phát huy vai trò và phối hợp với chính quyền, các ngành chức năng tham gia giám sát việc thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội; lắng nghe, phản ánh và tham gia với Đảng, Nhà nước giải quyết những tâm tư nguyện vọng chính đáng và khó khăn, bức xúc trong đời sống của nhân dân.

 

Công tác xây dựng Đảng đạt nhiều kết quả tích cực; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các cấp ủy đảng được nâng lên, cơ bản đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới.

 

* Một số hạn chế cần tập trung tháo gỡ

 

Báo cáo chính trị cũng chỉ rõ: Kinh tế Đồng Nai phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh và còn một số yếu tố ảnh hưởng sự phát triển bền vững. Kết quả đổi mới công nghệ ở khu vực doanh nghiệp trong nước còn hạn chế; chưa phát triển mạnh các ngành công nghệ cao; đa số các doanh nghiệp đều có quy mô sản xuất nhỏ. Hoạt động thương mại, dịch vụ ít có dự án lớn đưa vào khai thác. Sản xuất nông nghiệp tuy có chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hóa nhưng chưa thật sự bền vững. Đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tuy có tập trung nhưng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Chất lượng giáo dục - đào tạo có chuyển biến nhưng chưa đồng bộ giữa các cấp học, ngành học, giữa vùng sâu, vùng xa và khu vực đô thị. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp. Hoạt động văn hóa chưa đẩy mạnh xây dựng các thiết chế văn hóa; khuyến khích sáng tạo văn hóa. Công tác khám chữa bệnh có mặt còn hạn chế, nhất là đối với hệ thống y tế cơ sở. Kết quả giảm nghèo ở những địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn chưa bền vững. Tình trạng ô nhiễm môi trường có lúc, có nơi còn xảy ra; việc xử lý một số cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng còn chậm và chưa triệt để. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội từng lúc, từng nơi còn diễn biến phức tạp, nhất là trên các lĩnh vực an ninh nông thôn, an ninh văn hóa, an ninh tư tưởng, an ninh kinh tế. Tai nạn giao thông vẫn còn ở mức cao. Chất lượng hoạt động bộ máy nhà nước trên một số lĩnh vực còn hạn chế. Một số đơn vị, địa phương triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông ở một số lĩnh vực còn chậm. Trình độ chuyên môn một bộ phận cán bộ, công chức còn yếu. Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo ở một số địa phương, sở ngành chưa tốt. Việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân còn hạn chế. Công tác cải cách tư pháp còn một số mặt chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí có mặt còn hạn chế. Công tác vận động quần chúng của từng tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp, nhất là ở cơ sở chưa được phát huy đồng bộ. Nội dung phương thức hoạt động của Mặt trận, đoàn thể có mặt chậm đổi mới. Một số cấp ủy còn xảy ra tình trạng vi phạm nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng; chấp hành và tổ chức thực hiện điều lệ Đảng, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước chưa nghiêm. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội. Khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế, đặc biệt quan tâm đối với kinh tế tập thể và hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Khai thác và phát huy lợi thế, thế mạnh của các ngành, lĩnh vực. Khai thác tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước.

 

Đồng chí Lê Hồng Phương

* Tập trung nhiều giải pháp mang tính đột phá

 

Trình bày phương hướng, mục tiêu của nhiệm kỳ 2010-2015, đồng chí Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Lê Hồng Phương nhấn mạnh: để cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Đồng Nai sẽ chú ý tập rung thực hiện, tạo bước độtphá trong các lĩnh vực sau:   Tập trung thu hút, đãi ngộ, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, hình thành đội ngũ chuyên gia giỏi đầu ngành đáp ứng yêu cầu phát triển. Tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ gắn với nâng cao hiệu quả ứng dụng vào thực tiễn. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là các tuyến giao thông kết nối vào các khu vực tập trung đô thị và khu công nghiệp trong tỉnh, các tuyến giao thông kết nối các tuyến đường cao tốc.  Phát triển mạnh các ngành dịch vụ chất lượng cao (tài chính, ngân hàng, vận tải - kho bãi, thông tin liên lạc, khách sạn nhà hàng). Thu hút đầu tư các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, các ngành công nghiệp tạo ra sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao và có giá trị gia tăng cao. Xây dựng thương hiệu sản phẩm công nghiệp. Phát triển hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn và nâng cao chất lượng, phát triển thương hiệu nông sản hàng hóa. Khuyến khích, tạo điều kiện phát triển các nhân tố của nền kinh tế tri thức, ưu tiên các lĩnh vực tạo sản phẩm có hàm lượng chất xám cao.

 

Cuối buổi sáng nay, đại hội đã nghe ý kiến chỉ đạo của đồng chí Hồ Đức Việt, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức TW.

 

 Một số chỉ tiêu chủ yếu:

- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 5 năm 2010 - 2015 tăng bình quân từ 13 - 14%/năm. Trong đó: giá trị tăng thêm (GDP) khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 13% - 14%, dịch vụ tăng từ 15% - 16%, nông, lâm, ngư nghiệp tăng từ 3,5% - 4%.

- GDP bình quân đầu người năm 2015 (theo giá hiện hành) khoảng 2.900 - 3.000 USD.

- Cơ cấu kinh tế năm 2015: khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 56 - 57%; khu vực dịch vụ chiếm 38 - 39%; khu vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 5 - 6%.

- Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tăng bình quân 15 - 17%/năm.

- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 5 năm 2010 - 2015 khoảng 260 - 270 ngàn tỷ đồng (chiếm bình quân 40 - 43% GDP/năm).

- Tổng thu ngân sách Nhà nước hàng năm so với GDP đạt tỷ lệ 23 - 25%.

- Đến năm 2015, toàn tỉnh có trên 20% xã đạt chuẩn nông thôn mới theo tiêu chí của tỉnh.

- Giảm và giữ ổn định mức tăng dân số tự nhiên đến năm 2015 là 1,1%.

- Nâng tỷ lệ sinh viên đại học, cao đẳng đạt 300 sinh viên/vạn dân vào năm 2015.

- Nâng tỷ lệ giường bệnh và tỷ lệ bác sĩ đến năm 2015 là 26 giường bệnh và 8 bác sĩ trên 1 vạn dân.

- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi đến năm 2015 còn dưới 12,5%.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm từ 1,5% theo chuẩn nghèo hiện hành của tỉnh.

- Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2015 đạt trên 65%. Giảm tỷ lệ lao động không có việc làm ở khu vực đô thị xuống dưới 2,6% vào năm 2015.

- Đến năm 2015, toàn tỉnh có 90% ấp, khu phố đạt tiêu chuẩn ấp, khu phố văn hóa trên 98% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn hộ gia đình văn hoá.

- Phấn đấu đến năm 2015 khu vực nông thôn có 80% dân số tham gia thường xuyên vào các hoạt động văn hóa, trên 30% tham gia tập thể dục thể thao thường xuyên và 100% xã có trung tâm văn hóa thể thao. 

- Tỷ lệ hộ dân có sử dụng điện đến năm 2015 đạt 99%.

- Đến năm 2015 tỷ lệ che phủ cây xanh đạt 56%; trong đó giữ vững tỷ lệ che phủ rừng 29,76%.

- Đến năm 2015 thu gom và xử lý 100% chất thải y tế, rác thải sinh hoạt đô thị, chất thải rắn công nghiệp không nguy hại; thu gom 100% và xử lý trên 80% chất thải nguy hại.

- Đến năm 2015, tỷ lệ hộ nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 95%; tỷ lệ hộ đô thị được sử dụng nước sạch đạt 99%.

- Hoàn thành chỉ tiêu tuyển quân hàng năm Chính phủ giao.

- Tỷ lệ tập hợp quần chúng trong độ tuổi vào các tổ chức đoàn thể hàng năm đạt từ 85% trở lên; riêng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phấn đấu đến năm 2015 đạt từ 55% trở lên. Tỷ lệ đoàn viên, hội viên tham gia sinh hoạt và công tác thường xuyên đạt trên 80%, xây dựng lực lượng nòng cốt trong các đoàn thể chính trị - xã hội đạt từ 45% trở lên. Tỷ lệ đoàn, hội cơ sở vững mạnh đạt trên 80%.

- Phấn đấu hàng năm trên 80% tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch, vững mạnh; trên 80% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ; kết nạp đảng viên mới đạt từ 7 - 8% so với tổng số đảng viên của Đảng bộ cuối năm trước; giải quyết trên 95% đơn, thư tố cáo - khiếu nại kỷ luật thuộc thẩm quyền; giảm tỷ lệ đảng viên trong toàn Đảng bộ tỉnh bị thi hành kỷ luật hàng năm từ 0,01 - 0,02%. Đến năm 2015, 100%  ấp, khu phố có chi bộ.

 

Nguyễn Phượng

 

Tin xem nhiều