Có thể nói, từ năm 2005 trở về trước, futsal Việt Nam như tờ giấy trắng. HLV người Thái Piamkum (từ năm 2008-2010) là người viết những dòng đầu tiên, còn HLV người Italy Gargelli (từ năm 2010-2013) cho chúng ta biết thế nào là futsal chuyên nghiệp, còn 2 nhà cầm quân Tây Ban Nha Garcia (từ năm 2014-2016) và Rodrigo (từ tháng 6-2017 đến 11-2019) đã thay đổi toàn bộ chất lượng, tư duy đội tuyển.
Có thể nói, từ năm 2005 trở về trước, futsal Việt Nam như tờ giấy trắng. HLV người Thái Piamkum (từ năm 2008-2010) là người viết những dòng đầu tiên, còn HLV người Italy Gargelli (từ năm 2010-2013) cho chúng ta biết thế nào là futsal chuyên nghiệp, còn 2 nhà cầm quân Tây Ban Nha Garcia (từ năm 2014-2016) và Rodrigo (từ tháng 6-2017 đến 11-2019) đã thay đổi toàn bộ chất lượng, tư duy đội tuyển. Tất cả 4 thầy ngoại ấy đều do ông Trần Anh Tú tìm kiếm, đưa về và buổi đầu chi trả bằng tiền túi.
Bầu Tú có nhiều “tuyệt chiêu” để truyền lửa cho tuyển futsal Việt Nam. Ảnh: Vietnam Futsal Team |
Hơn cả “bầu” Đức trong bóng đá sân cỏ, với futsal, “bầu” Tú là người khai sơn phá thạch, từ bước mò mẫm tìm đường đến định hướng, nâng tầm; bằng không chỉ tiền bạc (lên tới hàng trăm tỷ đồng) mà cả tình yêu, công sức, mồ hôi và nước mắt. Bước phát triển thần tốc và thành quả của futsal Việt Nam có dấu ấn cá nhân rất lớn của ông Trần Anh Tú trong suốt 14 năm qua, kể từ sự ra đời của CLB Thái Sơn Nam.
Đáng tiếc, khi bỏ thêm chân qua bóng đá 11 người, nhận lãnh chiếc ghế lãnh đạo VPF, doanh nhân 58 tuổi, từng là thượng úy quân đội lại gặp quá nhiều thị phi. Trong khi là trưởng đoàn (với tư cách thường trực VFF, Trưởng ban Futsal), ông Tú cùng đội tuyển futsal gây nức lòng trên đất Litva, thì ở nhà người ta đang chờ ông về để “mần” cái chức Chủ tịch VPF.
Trần Đỗ