Xem Bundesliga phải "cấy" âm thanh cổ động viên trên khán đài, còn Giải VĐQG Đan Mạch thì sáng kiến dựng khán đài "ảo" bằng các màn hình truyền hình ảnh cổ động viên đang xem trực tiếp… ở nhà hoặc quán cà phê(!) bóng đá Việt Nam thực sự là "hiện tượng" khi khán giả được đến sân.
Xem Bundesliga phải “cấy” âm thanh cổ động viên trên khán đài, còn Giải VĐQG Đan Mạch thì sáng kiến dựng khán đài “ảo” bằng các màn hình truyền hình ảnh cổ động viên đang xem trực tiếp… ở nhà hoặc quán cà phê(!) bóng đá Việt Nam thực sự là “hiện tượng” khi khán giả được đến sân.
Khán giả trận An Giang - Viettel |
Tất cả 16 địa phương diễn ra 18 trận đấu của 2 vòng đầu tiên Cúp QG đều mở cửa sân. Với tổng cộng 75.700 khán giả (vòng loại 33.200, vòng 1/8 42.500), bình quân mỗi trận có 4.200 người xem, là con số chưa từng có trong lịch sử Cúp QG, giải đấu vốn bị thờ ơ.
Kỷ lục thuộc về sân Thiên Trường, Ban tổ chức trận Nam Định - HAGL chỉ bán ra 10 ngàn vé nhưng con số thực tế được ghi nhận là 15 ngàn khán giả. Đứng thứ 2 là sân Cẩm Phả vừa được đầu tư, mở rộng đã đón 10 ngàn cổ động viên 2 đội Than QN và Nam Định. Nếu trận An Giang - Long An chỉ có 2 ngàn người xem thì trước sức hút của các tuyển thủ quốc gia từ đội khách Viettel, sân Long Xuyên đã thu hút lượng khán giả đến 9 ngàn người. Khán giả Bình Dương sau này khá kén chọn nhưng trận gặp Thanh Hóa cũng có đến 6.500 người đến sân.
Dù chỉ bán được phân nửa con số 10 ngàn vé phát hành nhưng với mức giá cao nhất nước (từ 50-150 ngàn đồng), 5 ngàn khán giả trên sân Thống Nhất là con số mà CLB TP.HCM cũng hài lòng.
Chỉ phát hành một lượng vé mời nhất định nhưng sân Hàng Đẫy có đến 6 ngàn cổ động viên theo dõi trận Hà Nội - Đồng Tháp.
Phương Duy