Mời bằng được Việt Nam để chứng tỏ ai mới là số 1 Đông Nam Á, còn với Ấn Độ là để phục thù thất bại phũ phàng 1-4 ngay trận ra quân tại VCK Asian Cup hồi đầu năm (ngay sau trận thua này HLV người Serbia Rajevac được thay bằng HLV Sirisak khi ấy chỉ là trợ lý), thế nhưng cả 2 mục tiêu này đều bị phá sản khi tuyển Thái Lan thất bại 2 trận cùng tỷ số 0-1, không ghi nổi 1 bàn thắng, đứng bét giải.
Mời bằng được Việt Nam để chứng tỏ ai mới là số 1 Đông Nam Á, còn với Ấn Độ là để phục thù thất bại phũ phàng 1-4 ngay trận ra quân tại VCK Asian Cup hồi đầu năm (ngay sau trận thua này HLV người Serbia Rajevac được thay bằng HLV Sirisak khi ấy chỉ là trợ lý), thế nhưng cả 2 mục tiêu này đều bị phá sản khi tuyển Thái Lan thất bại 2 trận cùng tỷ số 0-1, không ghi nổi 1 bàn thắng, đứng bét giải.
Đây là cái tát đau đớn cho nước chủ nhà King’s Cup khi chỉ mới là lần thứ 7 xứ Chùa Vàng trắng tay ở giải đấu có lịch sử hơn nửa thế kỷ với 47 lần tổ chức và 15 chức vô địch. Thất bại càng trở nên “nghiêm trọng” khi Cúp Nhà vua năm nay là để mừng tân Quốc vương Vajiralongkorn vừa mới chính thức đăng quang hơn 1 tháng trước. Người Thái càng khó chấp nhận khi King’s Cup 2019 không có những đối thủ mạnh đến từ châu Âu. Với kết quả toàn thua, Thái Lan còn có nguy cơ văng khỏi tốp 20 trên bảng xếp hạng FIFA, thậm chí có thể rơi vào nhóm hạt giống số 3 khi bốc thăm vòng loại thứ 2 World Cup 2022 châu Á (hiện đang xếp 114 thế giới và 20 châu Á).
Không có gì ngạc nhiên khi sau trận tranh hạng 3 trắng tay “Voi chiến” bị ném gạch đá tơi bời. Trên Facebook của Hiệp hội Bóng đá Thái Lan (FAT), các CĐV tức giận bày tỏ: “Tôi không thể chịu đựng được nữa, cảm thấy quá xấu hổ. Chúng ta đang bị Việt Nam bỏ rất xa ở phía trước”, “Các cầu thủ Thái nên mặc váy thi đấu”, “Mọi người nên làm điều gì đó, một số người cần phải ra đi” cụ thể là Chủ tịch FAT, tướng Poompanmoung và HLV Sirisak…
Thắng lợi duy nhất của nước chủ nhà có lẽ chỉ là việc bán được bản quyền truyền hình 2 trận đấu cho Việt Nam với giá cao gấp 7-8 lần bình thường.
Trung Dũng