Báo Đồng Nai điện tử
En

Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ làm dậy sóng Địa Trung Hải

09:08, 27/08/2020

Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ những ngày qua liên tục đưa ra các cảnh báo lẫn nhau về những xung đột do các hoạt động thăm dò tài nguyên của Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực ngoài khơi các đảo của Hy Lạp ở phía Đông Địa Trung Hải. Hy Lạp yêu cầu Ankara chấm dứt ngay hành động xâm phạm chủ quyền của Athens, song Thổ Nhĩ Kỳ lại cho rằng khu vực thăm dò khí đốt thuộc thềm lục địa của nước này.

Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ những ngày qua liên tục đưa ra các cảnh báo lẫn nhau về những xung đột do các hoạt động thăm dò tài nguyên của Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực ngoài khơi các đảo của Hy Lạp ở phía Đông Địa Trung Hải. Hy Lạp yêu cầu Ankara chấm dứt ngay hành động xâm phạm chủ quyền của Athens, song Thổ Nhĩ Kỳ lại cho rằng khu vực thăm dò khí đốt thuộc thềm lục địa của nước này.

Các tàu chiến tham gia cuộc tập trận Hy Lạp-Mỹ ở phía nam đảo Crete, vào ngày 24/8/2020. Ảnh: Bộ Quốc phòng Hy Lạp.
Các tàu chiến tham gia cuộc tập trận Hy Lạp-Mỹ ở phía nam đảo Crete, vào ngày 24/8/2020. Ảnh: Bộ Quốc phòng Hy Lạp.

Không dừng lại ở những tuyên bố chỉ trích qua lại, hai nước đã có những động thái động binh. Thổ Nhĩ Kỳ cho biết hải quân nước này và Mỹ đang tiến hành tập trận tại phía Đông Địa Trung Hải. Cùng thời điểm, hải quân của Hy Lạp cũng tập trận chung với Pháp, Italy và Cộng hòa Síp trên cùng một vùng biển. Việc các thành viên NATO chia “hai phe” tập trận cùng một khu vực có thể dẫn đến những cuộc đối đầu nguy hiểm.

Chính vì thế, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã vào cuộc để hạ nhiệt căng thẳng. Sau cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis tuyên bố, Athens sẵn sàng giảm leo thang với điều kiện Thổ Nhĩ Kỳ phải chấm dứt “những hành động khiêu khích”. Sau cuộc gặp của các bộ trưởng quốc phòng, ngoại trưởng các thành viên EU dự kiến họp tại Berlin để tìm giải pháp tháo gỡ bất đồng giữa hai quốc gia ở cùng lục địa. EU đang đứng về phía thành viên của mình và kêu gọi các biện pháp trừng phạt nhằm vào Ankara.

Có thể nói, việc phát hiện trữ lượng khí đốt khổng lồ ở khu vực phía Đông Địa Trung Hải trong những năm gần đây đã khiến cuộc tranh giành nguồn tài nguyên trở nên căng thẳng, không chỉ giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, mà còn cả mở rộng ra Cộng hòa Síp, Ai Cập và Israel.

Quốc Trung

Tin xem nhiều