Hãng tin Reuters cho biết, ngày 10/4, Mỹ đã tiến hành cuộc diễn tập ở Biển Đông khi chỉ trong vòng 20 phút có tới 20 máy bay chiến đấu F-18 cất cánh và hạ cánh trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt, nhằm biểu dương rõ rệt sự chính xác và hiệu quả của Hải quân Mỹ.
Hãng tin Reuters cho biết, ngày 10/4, Mỹ đã tiến hành cuộc diễn tập ở Biển Đông khi chỉ trong vòng 20 phút có tới 20 máy bay chiến đấu F-18 cất cánh và hạ cánh trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt, nhằm biểu dương rõ rệt sự chính xác và hiệu quả của Hải quân Mỹ.
Hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt, tải trọng khoảng 100.000 tấn, chạy bằng năng lượng hạt nhân, có thể chở theo 90 máy bay các loại, đang chỉ huy một hải đội thực hiện điều mà quân đội Mỹ gọi là cuộc “huấn luyện bình thường” ở Biển Đông, nơi đang có tranh chấp chủ quyền biển đảo.
Dự kiến hải đội này sau khi diễn tập sẽ ghé thăm Philippines, một đồng minh quân sự lâu năm của Mỹ.
Chỉ huy hải đội, Thiếu tướng Steve Koehler nói: “Chúng tôi nhìn thấy chiến hạm Trung Quốc ở xung quanh mình. Họ là một trong các lực lượng hải quân hoạt động ở Biển Đông, nhưng tất cả đều hoạt động rất chuyên nghiệp.”
Mỹ không phải là quốc gia duy nhất có chiến hạm tuần tiễu ở hải lộ chiến lược này, nơi chiến hạm Trung Quốc, Nhật Bản và một số quốc gia Đông Nam Á khác cũng hoạt động.
Chiếc USS Theodore Roosevelt hiện diện ở Biển Đông chỉ ít ngày sau khi Hải quân Trung Quốc tiến hành cuộc tập trận lớn trong vùng biển này với sự góp mặt của khoảng 40 chiến hạm, điều mà giới quan sát cho là sự phô diễn bất thường về sức mạnh hải quân đang ngày càng tăng của Bắc Kinh. /.
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Hải quân Mỹ. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Dự kiến hải đội này sau khi diễn tập sẽ ghé thăm Philippines, một đồng minh quân sự lâu năm của Mỹ.
Chỉ huy hải đội, Thiếu tướng Steve Koehler nói: “Chúng tôi nhìn thấy chiến hạm Trung Quốc ở xung quanh mình. Họ là một trong các lực lượng hải quân hoạt động ở Biển Đông, nhưng tất cả đều hoạt động rất chuyên nghiệp.”
Mỹ không phải là quốc gia duy nhất có chiến hạm tuần tiễu ở hải lộ chiến lược này, nơi chiến hạm Trung Quốc, Nhật Bản và một số quốc gia Đông Nam Á khác cũng hoạt động.
Chiếc USS Theodore Roosevelt hiện diện ở Biển Đông chỉ ít ngày sau khi Hải quân Trung Quốc tiến hành cuộc tập trận lớn trong vùng biển này với sự góp mặt của khoảng 40 chiến hạm, điều mà giới quan sát cho là sự phô diễn bất thường về sức mạnh hải quân đang ngày càng tăng của Bắc Kinh. /.
(VIETNAM+)