Báo Đồng Nai điện tử
En

Lãnh đạo Công đảng Anh tiếp tục chia rẽ về thị trường chung EU

02:07, 25/07/2017

Chia rẽ một lần nữa lại nổi lên trong nội bộ Công đảng đối lập tại Anh liên quan đến chính sách của đảng này trong vấn đề Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) – hay còn gọi là Brexit.

Chia rẽ một lần nữa lại nổi lên trong nội bộ Công đảng đối lập tại Anh liên quan đến chính sách của đảng này trong vấn đề Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) – hay còn gọi là Brexit.

Trung tâm tài chính London đối mặt với những nguy cơ rủi ro khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) - Nguồn Reuters
Trung tâm tài chính London đối mặt với những nguy cơ rủi ro khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) - Nguồn Reuters

Trả lời phỏng vấn BBC ngày 24-7, ông Carwyn Jones, Thủ hiến xứ Wales thuộc Anh và là một nhân vật chủ chốt của Công đảng, đã chỉ trích lập trường của chủ tịch đảng này, ông Jeremy Corbyn, về quan hệ của Anh với thị trường chung EU sau Brexit, miêu tả quan điểm đó là "không thể hiểu nổi".

Chỉ trích này nhằm vào phát biểu của ông Corbyn cuối tuần qua về việc Anh sẽ phải rời khỏi thị trường chung EU vì việc tiếp cận thị trường này có ‘liên quan rối rắm’ đến tư cách thành viên của khối. Ông Corbyn cũng thừa nhận Công đảng còn chưa thống nhất quan điểm về một thỏa thuận liên minh hải quan trong tương lai.

Trái ngược với phát biểu của Chủ tịch Công đảng, ông Carwyn Jones khẳng định Anh vẫn hoàn toàn có thể giữ được quyền tiếp cận “đầy đủ và không vướng bận” đối với thị trường phi thuế quan hiện nay của EU. Viện dẫn trường hợp của Na Uy, một thành viên của thị trường chung trong khi không là thành viên của EU, ông Jones nói: “Nếu chúng ta không còn trong thị trường chung, thì việc cần làm là bàn bạc tìm cách tiếp cận trở lại, chứ không phải rời khỏi. Không có lý do gì cần phải rời thị trường chung, ngay cả khi chúng ta rời EU".

Trước ông Carwyn Jones, một số nhân vật hàng đầu khác của Công đảng cũng công khai chỉ trích quan điểm của Chủ tịch Jeremy Corbyn về mối quan hệ giữa Anh với thị trường chung và liên minh thuế quan sau Brexit. Trong số này phải kể đến nghị sĩ Chuka Umunna và ông Barry Gardiner, bộ trưởng ngoại thương trong "Nội các bóng tối" của Công đảng. Đáng chú ý, ông Barry Gardiner ủng hộ việc Anh ở lại thị trường chung sau Brexit, nhưng không phải như mô hình của Na Uy, một mô hình mà theo ông sẽ biến Anh thành "chư hầu" phải "cống nạp cho Brussels" mà không có tiếng nói.

Trung tâm tài chính London đứng trước nhiều sóng gió

Vị thế của London, một trong 2 trung tâm tài chính lớn nhất thế giới, đang đối mặt với những nguy cơ lớn chưa từng có trong suốt 2 thế kỷ 20 và 21. Trung tâm tài chính này là một tài sản chiến lược của Anh trong suốt 200 năm nay, song việc "đảo quốc sương mù" quyết định rời Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, đã và đang kéo theo không ít rủi ro.

(Theo BBC, Reuters)

Tin xem nhiều