Theo phóng viên TTXVN tại London, vai trò của Tòa án Công lý châu Âu (ECJ) đang là tâm điểm gây nên bất đồng giữa Anh và Liên minh châu Âu (EU) đối với vấn đề các quyền công dân.
Theo phóng viên TTXVN tại London, vai trò của Tòa án Công lý châu Âu (ECJ) đang là tâm điểm gây nên bất đồng giữa Anh và Liên minh châu Âu (EU) đối với vấn đề các quyền công dân.
Bộ trưởng phụ trách vấn đề Brexit của Anh David Davis khẳng định Chính phủ Anh rất quan tâm đến việc nhanh chóng đi đến thỏa thuận các quyền của công dân EU sinh sống tại Anh. Tuy nhiên, ông Davis phát đi tín hiệu không sẵn sàng thỏa hiệp với yêu cầu của EU về vai trò của ECJ trong việc bảo vệ quyền lợi của công dân EU sinh sống tại Anh.
Trong khi đó, người đại diện đàm phán Brexit của Nghị viện châu Âu Guy Verhofstadt nhấn mạnh ECJ phải đóng vai trò bảo vệ quyền công dân EU tại Anh sau khi Anh rời khỏi EU.
Tại cuộc gặp 25/7 tại thủ đô Prague (Cộng hòa Séc) giữa Bộ trưởng Brexit Davis với Ngoại trưởng Séc Lubomir Zaoralek, ông Davis cho biết Chính phủ Anh có ý định đưa vào luật các quyền của công dân EU tại Anh, và luật này sẽ chịu sự giám sát của tòa án Anh.
Ông Davis khẳng định tòa án Anh có đủ uy tín, độ tin cậy để bảo vệ quyền của các cá nhân. Ông Davis cho rằng nếu để các công dân EU sống tại Anh có quyền đưa ra khiếu kiện tại ECJ cũng giống như việc cho phép tòa án tối cao Mỹ có quyền tại nước Anh.
Tại cuộc họp báo diễn ra tại Praha cùng ngày, ông Davis cho biết đề xuất của Anh là các công dân Séc hiện đang sinh sống tại Anh, trừ quyền bầu cử, họ sẽ được hưởng đầy đủ mọi quyền lợi như công dân Anh trên mọi phương diện như cư trú, kinh tế, việc làm, chế độ hưu trí, y tế và phúc lợi xã hội.
Về phần mình, Ngoại trưởng Zaoralek cho biết Cộng hòa Séc quyết định sẽ có cuộc gặp gỡ lãnh sự với 45.000 công dân Séc đang sống ở Anh để xem xét các giấy tờ thủ tục cần thiết để chuẩn bị cho vấn đề Brexit đối với các công dân của họ.
Liên quan đến vấn đề Brexit, cùng ngày 25/7, hãng chế tạo ôtô BMW thông báo sẽ chọn nhà máy của hãng tại thành phố Oxford, miền Nam nước Anh làm cơ sở chính chế tạo mẫu xe 3 cửa mini vào năm 2019. Thông báo này xoa dịu mối lo ngại hãng xe của Đức có thể chuyển hoạt động khỏi nước Anh sau khi Anh rời EU.
Trước đó, tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên của BMW hồi tháng 5, Giám đốc điều hành BMW Harald Krueger cảnh báo Brussels và London nên thể hiện “tính thực dụng” trong các cuộc đàm phán về Brexit nhằm tránh “những cạm bẫy” có nguy cơ gây tổn hại đến ngành công nghiệp ôtô. Ông cho biết thêm BMW có nhiều nhà máy khác tại châu Âu có thể đảm nhiệm hoạt động chế tạo các loại xe mini nói trên.
Ngành công nghiệp ôtô đặt ra nhiều thách thức mà nước Anh phải giải quyết trong bối cảnh nước này đang tiến hành các thủ tục rời EU cũng như nỗ lực đạt một thỏa thuận thương mại trước tháng 3/2019.
Vấn đề lớn nhất là ngành ôtô của Xứ sở sương mù có thể sẽ phải chịu thêm thuế xuất khẩu, trong khi mỗi chiếc xe ở các nước khác nhập khẩu vào Anh cũng sẽ phải chịu thuế nhập khẩu. Năm 2016, vốn đầu tư vào ngành chế tạo ôtô của Anh đã giảm xuống dưới 1,7 tỷ bảng Anh (2,2 tỷ USD), so với mức 2,5 tỷ bảng Anh của năm 2015./.
Bộ trưởng phụ trách vấn đề Brexit của Anh David Davis. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Trong khi đó, người đại diện đàm phán Brexit của Nghị viện châu Âu Guy Verhofstadt nhấn mạnh ECJ phải đóng vai trò bảo vệ quyền công dân EU tại Anh sau khi Anh rời khỏi EU.
Tại cuộc gặp 25/7 tại thủ đô Prague (Cộng hòa Séc) giữa Bộ trưởng Brexit Davis với Ngoại trưởng Séc Lubomir Zaoralek, ông Davis cho biết Chính phủ Anh có ý định đưa vào luật các quyền của công dân EU tại Anh, và luật này sẽ chịu sự giám sát của tòa án Anh.
Ông Davis khẳng định tòa án Anh có đủ uy tín, độ tin cậy để bảo vệ quyền của các cá nhân. Ông Davis cho rằng nếu để các công dân EU sống tại Anh có quyền đưa ra khiếu kiện tại ECJ cũng giống như việc cho phép tòa án tối cao Mỹ có quyền tại nước Anh.
Tại cuộc họp báo diễn ra tại Praha cùng ngày, ông Davis cho biết đề xuất của Anh là các công dân Séc hiện đang sinh sống tại Anh, trừ quyền bầu cử, họ sẽ được hưởng đầy đủ mọi quyền lợi như công dân Anh trên mọi phương diện như cư trú, kinh tế, việc làm, chế độ hưu trí, y tế và phúc lợi xã hội.
Về phần mình, Ngoại trưởng Zaoralek cho biết Cộng hòa Séc quyết định sẽ có cuộc gặp gỡ lãnh sự với 45.000 công dân Séc đang sống ở Anh để xem xét các giấy tờ thủ tục cần thiết để chuẩn bị cho vấn đề Brexit đối với các công dân của họ.
Liên quan đến vấn đề Brexit, cùng ngày 25/7, hãng chế tạo ôtô BMW thông báo sẽ chọn nhà máy của hãng tại thành phố Oxford, miền Nam nước Anh làm cơ sở chính chế tạo mẫu xe 3 cửa mini vào năm 2019. Thông báo này xoa dịu mối lo ngại hãng xe của Đức có thể chuyển hoạt động khỏi nước Anh sau khi Anh rời EU.
Trước đó, tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên của BMW hồi tháng 5, Giám đốc điều hành BMW Harald Krueger cảnh báo Brussels và London nên thể hiện “tính thực dụng” trong các cuộc đàm phán về Brexit nhằm tránh “những cạm bẫy” có nguy cơ gây tổn hại đến ngành công nghiệp ôtô. Ông cho biết thêm BMW có nhiều nhà máy khác tại châu Âu có thể đảm nhiệm hoạt động chế tạo các loại xe mini nói trên.
Ngành công nghiệp ôtô đặt ra nhiều thách thức mà nước Anh phải giải quyết trong bối cảnh nước này đang tiến hành các thủ tục rời EU cũng như nỗ lực đạt một thỏa thuận thương mại trước tháng 3/2019.
Vấn đề lớn nhất là ngành ôtô của Xứ sở sương mù có thể sẽ phải chịu thêm thuế xuất khẩu, trong khi mỗi chiếc xe ở các nước khác nhập khẩu vào Anh cũng sẽ phải chịu thuế nhập khẩu. Năm 2016, vốn đầu tư vào ngành chế tạo ôtô của Anh đã giảm xuống dưới 1,7 tỷ bảng Anh (2,2 tỷ USD), so với mức 2,5 tỷ bảng Anh của năm 2015./.
(TTXVN/VIETNAM+)