Rạng sáng 26/2 theo giờ Hà Nội, trưởng đoàn đàm phán chính phủ Syria tham gia hòa đàm tại Geneva, ông Bashar al-Jaafari đã yêu cầu tất cả các bên tham gia đàm phán lên án vụ tấn công khủng bố trước đó cùng ngày ở Homs hoặc sẽ bị Damascus xem là "đồng phạm khủng bố" và có hình thức đối phó thích đáng.
Rạng sáng 26/2 theo giờ Hà Nội, trưởng đoàn đàm phán chính phủ Syria tham gia hòa đàm tại Geneva, ông Bashar al-Jaafari đã yêu cầu tất cả các bên tham gia đàm phán lên án vụ tấn công khủng bố trước đó cùng ngày ở Homs hoặc sẽ bị Damascus xem là "đồng phạm khủng bố" và có hình thức đối phó thích đáng.
Phát biểu sau cuộc gặp kéo dài 2 giờ rưỡi với Đặc phái viên Liên hợp quốc Staffan de Mistura, ông al Jaafari khẳng định vụ việc tại Homs đã phủ bóng đen lên vòng hòa đàm tại Geneva và đây không chỉ là một hành động khủng bố quân sự mà còn là một vụ tấn công chính trị.
Phản ứng trước cảnh báo của của đại diện phe đối lập rằng quá trình thương lượng tại Geneva sẽ đổ vỡ nếu Nga không gây sức ép lên chính quyền Syria buộc Damascus phải tuân thủ lệnh ngừng bắn và đối thoại, ông al-Jaafari tái khẳng định chính phủ Syria không có điều kiện tiên quyết, ngoài yêu cầu về một phe đối lập yêu nước và đoàn kết để Damascus có thể coi là một đối tác đàm phán đầy đủ.
Bên cạnh đó, chính phủ Syria cũng sẵn sàng trở lại Astana, nếu cần thiết, để đàm phán về thỏa thuận ngừng bắn tại Syria, dù cho rằng chống khủng bố là một vấn đề quan trọng không thể đạt được đồng thuận chỉ ở Astana.
Về phần mình, sau cuộc gặp, văn phòng Đặc phái viên Liên hợp quốc de Mistura cũng ra tuyên bố bằng văn bản lên án “vụ tấn công khủng bố kinh hoàng” tại Homs là âm mưu nhằm làm chệch hướng hòa đàm tại Geneva.
Tuyên bố khẳng định tất cả các bên chống khủng bố và cam kết một tiến trình chính trị tại Syria có lợi ích khi không để những âm mưu đó thành công.
Cùng ngày, ông Nasr al-Hariri, trưởng đoàn Ủy ban Đàm phán Cấp cao - đại diện cho phe đối lập chính của Syria tham gia hòa đàm ở Geneva đã lên án vụ tấn công tại Homs, nếu đây là hành động khủng bố.
Tuy nhiên, ông này cũng cho rằng chính quyền Damascus đang tìm cách ngăn cản đàm phán tại Geneva, dù khẳng định sẽ không rút khỏi cuộc thương lượng do Liên hợp quốc bảo trợ.
Đến nay đại diện hai nhóm đối lập khác cũng như phái đoàn Nga và Ai Cập tham gia đàm phán tại Geneva vẫn chưa đưa ra phản ứng về vụ tấn công tại Homs, khiến ít nhất 42 người thiệt mạng, trong đó có một tướng tình báo cấp cao của chính quyền Syria.
Hiện Mặt trận Fateh al-Sham - một nhánh trước đây của al-Qaeda tại Syria, đã nhận tiến hành vụ tấn công khủng bố này.
Từ ngày 23/2, đại diện chính phủ Syria và phe đối lập đang tham gia vòng hòa đàm tại Geneva dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc. Song, đến nay các bên liên quan vẫn chưa có thêm cuộc tiếp xúc trực tiếp nào, bất chấp nỗ lực của đặc phái viên Liên hợp quốc nhằm đạt thỏa thuận về cách thức dàn xếp các cuộc thương lượng./.
Trưởng đoàn đàm phán chính phủ Syria tham gia hòa đàm tại Geneva, ông Bashar al-Jaafari. (Nguồn: almanar.com.lb) |
Phản ứng trước cảnh báo của của đại diện phe đối lập rằng quá trình thương lượng tại Geneva sẽ đổ vỡ nếu Nga không gây sức ép lên chính quyền Syria buộc Damascus phải tuân thủ lệnh ngừng bắn và đối thoại, ông al-Jaafari tái khẳng định chính phủ Syria không có điều kiện tiên quyết, ngoài yêu cầu về một phe đối lập yêu nước và đoàn kết để Damascus có thể coi là một đối tác đàm phán đầy đủ.
Bên cạnh đó, chính phủ Syria cũng sẵn sàng trở lại Astana, nếu cần thiết, để đàm phán về thỏa thuận ngừng bắn tại Syria, dù cho rằng chống khủng bố là một vấn đề quan trọng không thể đạt được đồng thuận chỉ ở Astana.
Về phần mình, sau cuộc gặp, văn phòng Đặc phái viên Liên hợp quốc de Mistura cũng ra tuyên bố bằng văn bản lên án “vụ tấn công khủng bố kinh hoàng” tại Homs là âm mưu nhằm làm chệch hướng hòa đàm tại Geneva.
Tuyên bố khẳng định tất cả các bên chống khủng bố và cam kết một tiến trình chính trị tại Syria có lợi ích khi không để những âm mưu đó thành công.
Cùng ngày, ông Nasr al-Hariri, trưởng đoàn Ủy ban Đàm phán Cấp cao - đại diện cho phe đối lập chính của Syria tham gia hòa đàm ở Geneva đã lên án vụ tấn công tại Homs, nếu đây là hành động khủng bố.
Tuy nhiên, ông này cũng cho rằng chính quyền Damascus đang tìm cách ngăn cản đàm phán tại Geneva, dù khẳng định sẽ không rút khỏi cuộc thương lượng do Liên hợp quốc bảo trợ.
Đến nay đại diện hai nhóm đối lập khác cũng như phái đoàn Nga và Ai Cập tham gia đàm phán tại Geneva vẫn chưa đưa ra phản ứng về vụ tấn công tại Homs, khiến ít nhất 42 người thiệt mạng, trong đó có một tướng tình báo cấp cao của chính quyền Syria.
Hiện Mặt trận Fateh al-Sham - một nhánh trước đây của al-Qaeda tại Syria, đã nhận tiến hành vụ tấn công khủng bố này.
Từ ngày 23/2, đại diện chính phủ Syria và phe đối lập đang tham gia vòng hòa đàm tại Geneva dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc. Song, đến nay các bên liên quan vẫn chưa có thêm cuộc tiếp xúc trực tiếp nào, bất chấp nỗ lực của đặc phái viên Liên hợp quốc nhằm đạt thỏa thuận về cách thức dàn xếp các cuộc thương lượng./.
(TTXVN/VIETNAM+)