Cuộc khủng hoảng di cư đã trở thành nội dung lớn tại cuộc họp ngày 21/9 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tại Geneva (Thụy Sĩ), khi các nước châu Âu kêu gọi cần sớm chấm dứt cuộc xung đột tại Syria, coi đây là giải pháp tối ưu giúp ngăn chặn dòng người di cư từ quốc gia Trung Đông này đổ về Lục địa già.
Cuộc khủng hoảng di cư đã trở thành nội dung lớn tại cuộc họp ngày 21/9 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tại Geneva (Thụy Sĩ), khi các nước châu Âu kêu gọi cần sớm chấm dứt cuộc xung đột tại Syria, coi đây là giải pháp tối ưu giúp ngăn chặn dòng người di cư từ quốc gia Trung Đông này đổ về Lục địa già.
Sau khi chính thức tiếp nhận bản báo cáo mới nhất từ các nhà điều tra Liên hợp quốc về tình trạng bạo lực lan rộng trong cuộc nội chiến kéo dài 4 năm qua tại Syria, các phái đoàn châu Âu tham dự cuộc họp nhấn mạnh rằng chấm dứt cuộc xung đột tại Syria là giải pháp giúp giải quyết tận gốc rễ cuộc khủng hoảng di cư hiện nay.
Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Anh tại Liên hợp quốc Julian Braithwaite nhấn mạnh rằng nguyên nhân chính của vấn nạn di cư ồ ạt vào châu Âu chính là cuộc nội chiến tại Syria. Đồng quan điểm với nhiều nước châu Âu khác, phái đoàn Hy Lạp - quốc gia hiện đang phải gồng mình "tiếp đón" hàng trăm nghìn người tị nạn Syria - cho rằng hơn lúc nào hết cần có một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột tại quốc gia Trung Đông này.
Trước đó, trong cuôc hội đàm ngày 20/9 với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry về tình hình Syria và cuộc khủng hoảng người di cư, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cũng tuyên bố cần loại bỏ nguyên nhân của cuộc khủng hoảng người di cư ở châu Âu hiện nay, đó chính là cuộc khủng hoảng Syria.
Theo nhà ngoại giao Đức, cộng đồng quốc tế cần bắt đầu một giai đoạn mới tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng ở Syria với sự tham gia của tất cả các bên.
Không chỉ châu Âu đối mặt với làn sóng người tị nạn từ Syria, mà các nước láng giềng của nước này cũng phải căng mình với gánh nặng to lớn trong việc tiếp nhận dòng người chạy trốn chiến tranh tràn sang.
Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc phụ trách vấn đề nhân đạo Stephen O'Brien nêu rõ trong suốt hai năm qua, cộng đồng quốc tế đã hưởng ứng lời kêu gọi trợ giúp đối với cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Syria và khu vực. Tuy nhiên, theo ông O'Brien, các nước láng giềng của Syria đang chịu gánh nặng quá sức về người tị nạn, nhất là Jordan, quốc gia vẫn mở cửa biên giới cho hàng triệu người di cư chạy trốn khỏi cuộc chiến tàn khốc ở Syria.
Đánh giá vấn đề trên, đại diện Liên hợp quốc cho rằng tình hình chỉ cải thiện khi cộng đồng quốc tế chia sẻ trách nhiệm lớn hơn để đáp ứng các nhu cầu nhân đạo phát sinh do cuộc khủng hoảng tại Syria, đồng thời hỗ trợ nhiều hơn nữa cho những đối tượng dễ bị tổn thương./.
Người di cư tranh nhau lên tàu tại thị trấn Tovarnik, phía đông Croatia, giáp giới Serbia ngày 18/9. (Nguồn: AFP/ TTXVN) |
Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Anh tại Liên hợp quốc Julian Braithwaite nhấn mạnh rằng nguyên nhân chính của vấn nạn di cư ồ ạt vào châu Âu chính là cuộc nội chiến tại Syria. Đồng quan điểm với nhiều nước châu Âu khác, phái đoàn Hy Lạp - quốc gia hiện đang phải gồng mình "tiếp đón" hàng trăm nghìn người tị nạn Syria - cho rằng hơn lúc nào hết cần có một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột tại quốc gia Trung Đông này.
Trước đó, trong cuôc hội đàm ngày 20/9 với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry về tình hình Syria và cuộc khủng hoảng người di cư, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cũng tuyên bố cần loại bỏ nguyên nhân của cuộc khủng hoảng người di cư ở châu Âu hiện nay, đó chính là cuộc khủng hoảng Syria.
Theo nhà ngoại giao Đức, cộng đồng quốc tế cần bắt đầu một giai đoạn mới tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng ở Syria với sự tham gia của tất cả các bên.
Không chỉ châu Âu đối mặt với làn sóng người tị nạn từ Syria, mà các nước láng giềng của nước này cũng phải căng mình với gánh nặng to lớn trong việc tiếp nhận dòng người chạy trốn chiến tranh tràn sang.
Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc phụ trách vấn đề nhân đạo Stephen O'Brien nêu rõ trong suốt hai năm qua, cộng đồng quốc tế đã hưởng ứng lời kêu gọi trợ giúp đối với cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Syria và khu vực. Tuy nhiên, theo ông O'Brien, các nước láng giềng của Syria đang chịu gánh nặng quá sức về người tị nạn, nhất là Jordan, quốc gia vẫn mở cửa biên giới cho hàng triệu người di cư chạy trốn khỏi cuộc chiến tàn khốc ở Syria.
Đánh giá vấn đề trên, đại diện Liên hợp quốc cho rằng tình hình chỉ cải thiện khi cộng đồng quốc tế chia sẻ trách nhiệm lớn hơn để đáp ứng các nhu cầu nhân đạo phát sinh do cuộc khủng hoảng tại Syria, đồng thời hỗ trợ nhiều hơn nữa cho những đối tượng dễ bị tổn thương./.
(TTXVN/VIETNAM+)