Việc thành lập chính thức Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015 sẽ đánh dấu một mốc quan trọng nỗ lực của ASEAN trong việc hoàn thành các mục tiêu của một khu vực hội nhập, thể hiện ở "Một Tầm nhìn, Một Bản sắc, Một Cộng đồng".
Việc thành lập chính thức Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015 sẽ đánh dấu một mốc quan trọng nỗ lực của ASEAN trong việc hoàn thành các mục tiêu của một khu vực hội nhập, thể hiện ở "Một Tầm nhìn, Một Bản sắc, Một Cộng đồng".
Tại cuộc họp báo sau khi kết thúc Hội nghị hẹp Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 21 tại Kota Bahru, Malaysia ngày 1/3, Bộ trưởng Bộ Thương mại quốc tế và Công nghiệp Malaysia Mustapa Mohamed cho biết việc thành lập AEC không chỉ có nghĩa là ASEAN sẽ trở thành một thực thể kinh tế chung kể từ ngày 1/1/2016 mà còn chuyển tải tín hiệu mạnh cho thấy cần phải đưa ra những biện pháp tích cực để hướng tới một khu vực kinh tế tự do và hội nhập hơn.
Hội nhập kinh tế khu vực ASEAN có thể giúp các nước thành viên vượt qua những thách thức do biến động kinh tế toàn cầu.
Trong năm 2013, thương mại nội khối ASEAN lên tới 608,6 tỷ USD, chiếm 24,2% tổng thương mại của khu vực, so với 458,1 tỷ USD trong năm 2008 khi Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC bắt đầu được thực hiện.
Tương tự như vậy, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các nước ASEAN lên tới 122,4 tỷ USD trong năm 2013, cao nhất so với toàn cầu.
Năm 2015, các nước ASEAN tin tưởng rằng nền kinh tế của khu vực này sẽ duy trì đà phát triển bất chấp những thách thức kinh tế và địa chính trị toàn cầu. Hội nhập kinh tế sâu hơn trong khu vực sẽ là bước đệm giúp ASEAN tiến bộ và phát triển thịnh vượng.
Các nước ASEAN kỳ vọng tăng trưởng kinh tế của khu vực sẽ tăng lên 5,1% trong năm nay, so với dự báo tăng trưởng toàn cầu là 3,5%, dựa trên nhu cầu mạnh mẽ hơn từ các nền kinh tế tiên tiến và được thúc đẩy bởi sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ của Mỹ và một số biện pháp chính sách kích cầu trong khu vực châu Âu và Nhật Bản.
Ngoài ra, nhu cầu nội địa của khu vực này có thể tăng lên do giá dầu giảm, thúc đẩy sức mua của người tiêu dùng, chi phí đầu vào cho sản xuất thấp hơn và không gian tài chính lớn hơn.
Đề cập đến vấn đề thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực, Bộ trưởng Mustapa cho biết biện pháp trọng tâm trong năm nay là sẽ đơn giản hóa hơn nữa các thủ tục hải quan, hài hòa hóa các tiêu chuẩn, tự do hóa hơn nữa các dịch vụ, tăng cường xúc tiến thương mại và hoàn tất phần dịch vụ và đầu tư trong Hiệp định quan hệ đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản.
Về Tầm nhìn kinh tế AEC sau 2015, Bộ trưởng Mustapa cho biết tại hội nghị các Bộ trưởng ASEAN đã thảo luận về những tiến bộ trong việc phát triển một tầm nhìn toàn diện cho AEC trong 10 năm tới, đồng thời cam kết thực hiện Tuyên bố Nay Pyi Taw về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2015.
Tuyên bố này được thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 25 vào tháng 11/2014, nhằm đẩy mạnh hội nhập ASEAN, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và công bằng, thúc đẩy phát triển ASEAN thành một cộng đồng hoạt động theo quy định chặt chẽ./.
Bộ trưởng Bộ Thương mại quốc tế và Công nghiệp Malaysia Mustapa Mohamed tại cuộc họp báo. (Ảnh: Vietnam+) |
Hội nhập kinh tế khu vực ASEAN có thể giúp các nước thành viên vượt qua những thách thức do biến động kinh tế toàn cầu.
Trong năm 2013, thương mại nội khối ASEAN lên tới 608,6 tỷ USD, chiếm 24,2% tổng thương mại của khu vực, so với 458,1 tỷ USD trong năm 2008 khi Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC bắt đầu được thực hiện.
Tương tự như vậy, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các nước ASEAN lên tới 122,4 tỷ USD trong năm 2013, cao nhất so với toàn cầu.
Năm 2015, các nước ASEAN tin tưởng rằng nền kinh tế của khu vực này sẽ duy trì đà phát triển bất chấp những thách thức kinh tế và địa chính trị toàn cầu. Hội nhập kinh tế sâu hơn trong khu vực sẽ là bước đệm giúp ASEAN tiến bộ và phát triển thịnh vượng.
Các nước ASEAN kỳ vọng tăng trưởng kinh tế của khu vực sẽ tăng lên 5,1% trong năm nay, so với dự báo tăng trưởng toàn cầu là 3,5%, dựa trên nhu cầu mạnh mẽ hơn từ các nền kinh tế tiên tiến và được thúc đẩy bởi sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ của Mỹ và một số biện pháp chính sách kích cầu trong khu vực châu Âu và Nhật Bản.
Ngoài ra, nhu cầu nội địa của khu vực này có thể tăng lên do giá dầu giảm, thúc đẩy sức mua của người tiêu dùng, chi phí đầu vào cho sản xuất thấp hơn và không gian tài chính lớn hơn.
Đề cập đến vấn đề thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực, Bộ trưởng Mustapa cho biết biện pháp trọng tâm trong năm nay là sẽ đơn giản hóa hơn nữa các thủ tục hải quan, hài hòa hóa các tiêu chuẩn, tự do hóa hơn nữa các dịch vụ, tăng cường xúc tiến thương mại và hoàn tất phần dịch vụ và đầu tư trong Hiệp định quan hệ đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản.
Về Tầm nhìn kinh tế AEC sau 2015, Bộ trưởng Mustapa cho biết tại hội nghị các Bộ trưởng ASEAN đã thảo luận về những tiến bộ trong việc phát triển một tầm nhìn toàn diện cho AEC trong 10 năm tới, đồng thời cam kết thực hiện Tuyên bố Nay Pyi Taw về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2015.
Tuyên bố này được thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 25 vào tháng 11/2014, nhằm đẩy mạnh hội nhập ASEAN, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và công bằng, thúc đẩy phát triển ASEAN thành một cộng đồng hoạt động theo quy định chặt chẽ./.
(VIETNAM+)