Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 29/6 khẳng định Mỹ và Trung Quốc không có sự cạnh tranh trong sự hiện diện tại châu Phi.
Tổng thống Obama. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 29/6 khẳng định Mỹ và Trung Quốc không có sự cạnh tranh trong sự hiện diện tại châu Phi.
Trong bài phát biểu tại thủ đô Pretoria của Nam Phi, ông Obama nêu rõ việc Trung Quốc tăng cường đầu tư tại châu Phi là việc làm "có lợi cho tất cả các bên" và Washington không cảm thấy đó là một mối đe dọa.
Vị tổng thống da màu đầu tiên của Mỹ đang có chuyến công du châu Phi kéo dài tám ngày. Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Obama tới châu lục này kể từ khi tái đắc cử nhiệm kỳ hai năm 2012 và là chuyến thăm thứ hai kể từ khi lên cầm quyền năm 2009.
Chuyến thăm tới ba nước Senegal, Nam Phi và Tanzania tạo điều kiện cho ông chủ Nhà Trắng có cơ hội trải nghiệm trực tiếp khát vọng phát triển của châu Phi cũng như những thách thức mà châu lục này đang phải đối mặt.
Đáng chú ý là Nam Phi và Tanzania cũng là nơi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới thăm hồi tháng Ba vừa qua, trong chuyến công du nước ngoài sau khi nhậm chức của vị lãnh đạo này.
Tuyên bố của Tổng thống Obama được đưa ra giữa lúc nhiều nhà quan sát nhận thấy sự trùng hợp trong việc lựa chọn địa điểm công du giữa hai nhà lãnh đạo của hai nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới, cho rằng đây là một dấu hiệu cạnh tranh trong các cơ hội kinh doanh và ảnh hưởng chính trị tại "Lục địa Đen."
Sau 49 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Tanzania. Trung Quốc cũng là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ hai tại quốc gia Đông Phi này, tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp, khai thác than, quặng sắt và cơ sở hạ tầng.
Trong khi đó, trao đổi thương mại hai chiều Trung Quốc và Nam Phi đạt 59,9 tỷ USD vào năm 2012 - gần bằng 1/3 tổng giá trị thương mại của Trung Quốc với châu Phi.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường xuyên có các chuyến thăm tới các quốc gia châu Phi và ngược lại. Lượng du khách Trung Quốc đến "Lục địa Đen" cũng ngày một nhiều hơn.
Trong khi đó, thập kỷ qua xuất khẩu ngoài dầu mỏ của châu Phi sang Mỹ tăng 4 lần.
Châu Phi và nước Mỹ cũng đã xây dựng các trung tâm thương mại khu vực, trong đó mỗi năm Mỹ đóng góp 120 triệu USD, để giúp doanh nghiệp lên kế hoạch kinh doanh và học cách buôn bán sản phẩm của mình, và cung cấp cho họ tư vấn kỹ thuật./.
Trong bài phát biểu tại thủ đô Pretoria của Nam Phi, ông Obama nêu rõ việc Trung Quốc tăng cường đầu tư tại châu Phi là việc làm "có lợi cho tất cả các bên" và Washington không cảm thấy đó là một mối đe dọa.
Vị tổng thống da màu đầu tiên của Mỹ đang có chuyến công du châu Phi kéo dài tám ngày. Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Obama tới châu lục này kể từ khi tái đắc cử nhiệm kỳ hai năm 2012 và là chuyến thăm thứ hai kể từ khi lên cầm quyền năm 2009.
Chuyến thăm tới ba nước Senegal, Nam Phi và Tanzania tạo điều kiện cho ông chủ Nhà Trắng có cơ hội trải nghiệm trực tiếp khát vọng phát triển của châu Phi cũng như những thách thức mà châu lục này đang phải đối mặt.
Đáng chú ý là Nam Phi và Tanzania cũng là nơi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới thăm hồi tháng Ba vừa qua, trong chuyến công du nước ngoài sau khi nhậm chức của vị lãnh đạo này.
Tuyên bố của Tổng thống Obama được đưa ra giữa lúc nhiều nhà quan sát nhận thấy sự trùng hợp trong việc lựa chọn địa điểm công du giữa hai nhà lãnh đạo của hai nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới, cho rằng đây là một dấu hiệu cạnh tranh trong các cơ hội kinh doanh và ảnh hưởng chính trị tại "Lục địa Đen."
Sau 49 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Tanzania. Trung Quốc cũng là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ hai tại quốc gia Đông Phi này, tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp, khai thác than, quặng sắt và cơ sở hạ tầng.
Trong khi đó, trao đổi thương mại hai chiều Trung Quốc và Nam Phi đạt 59,9 tỷ USD vào năm 2012 - gần bằng 1/3 tổng giá trị thương mại của Trung Quốc với châu Phi.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường xuyên có các chuyến thăm tới các quốc gia châu Phi và ngược lại. Lượng du khách Trung Quốc đến "Lục địa Đen" cũng ngày một nhiều hơn.
Trong khi đó, thập kỷ qua xuất khẩu ngoài dầu mỏ của châu Phi sang Mỹ tăng 4 lần.
Châu Phi và nước Mỹ cũng đã xây dựng các trung tâm thương mại khu vực, trong đó mỗi năm Mỹ đóng góp 120 triệu USD, để giúp doanh nghiệp lên kế hoạch kinh doanh và học cách buôn bán sản phẩm của mình, và cung cấp cho họ tư vấn kỹ thuật./.
TTXVN