Ngày 19/6, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo nước này và Cuba sẽ nối lại các cuộc đàm phán về vấn đề nhập cư sau hơn hai năm gián đoạn do những bất đồng xung quanh việc năm chiến sỹ tình báo Cuba bị phạt tù tại Mỹ và vụ Havana kết án tù công dân Mỹ Alan Gross vì các hoạt động gây bất ổn tại quốc đảo này.
Một nhóm người đang trèo qua hàng rào biên giới để vào Mỹ. Ảnh minh họa. (Nguồn: AP)
Ngày 19/6, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo nước này và Cuba sẽ nối lại các cuộc đàm phán về vấn đề nhập cư sau hơn hai năm gián đoạn do những bất đồng xung quanh việc năm chiến sỹ tình báo Cuba bị phạt tù tại Mỹ và vụ Havana kết án tù công dân Mỹ Alan Gross vì các hoạt động gây bất ổn tại quốc đảo này.
Theo thông báo, cuộc đối thoại dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 17/7 tới trên cơ sở các cuộc đàm phán từ năm 2011 tại Havana, trong đó hai bên sẽ tập trung thảo luận “các biện pháp xử lý đề nghị xin tị nạn và thị thực nhập cư để tạo thuận lợi cho việc di trú thông thường diễn ra một cách suôn sẻ".
Nhập cư luôn là vấn đề gai góc trong quan hệ Mỹ-Cuba. Hai nước từng ký thỏa thuận về vấn đề nhập cư năm 1994 và 1995, trong đó hai bên tạo điều kiện cho việc di cư của người dân Cuba tới Mỹ diễn ra một cách “an toàn, hợp pháp và có trật tự,” đồng thời cam kết thường xuyên đối thoại để giải quyết những bất đồng xung quanh việc thực thi các thỏa thuận trên.Tuy nhiên, các cuộc đàm phán liên quan vấn đề này đã bị gián đoạn từ năm 2003 dưới thời Tổng thống George W. Bush.
Đến năm 2009, Tổng thống Mỹ Barak Obama lên nắm quyền đã nới lỏng những hạn chế, cho phép công dân Mỹ gốc Cuba được tự do về thăm quê hương cũng như gửi kiều hối về nước. Song đến năm 2011, các cuộc đàm phán về di cư lại tiếp tục bị đình lại vì vụ Alan Gross.
Liên quan cuộc đàm phán sắp tới, nguồn tin Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định đây không phải là một sự thay đổi quan trọng trong chính sách của Washington đối với Havana, mà nó chỉ nhất quán với chính sách mở rộng can dự với các nước mà Mỹ không có quan hệ ngoại giao đầy đủ.
Trước đó, Havana và Washongton đã tiến hành đàm phán về việc nối lại dịch vụ bưu chính trực tiếp giữa hai quốc gia vốn bị gián đoạn từ năm 1963 sau khi Mỹ chính thức áp đặt chính sách bao vây cấm vận đối với đảo quốc vùng Caribe này.
Giới chức Cuba cho biết cuộc đàm phán đã diễn ra có kết quả song nhấn mạnh rằng "một dịch vụ bưu chính an toàn, chất lượng và ổn định" chỉ có thể thành hiện thực nếu Mỹ xóa bỏ lệnh cấm vận kéo dài đã 51 năm qua đối với Cuba./.
Theo thông báo, cuộc đối thoại dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 17/7 tới trên cơ sở các cuộc đàm phán từ năm 2011 tại Havana, trong đó hai bên sẽ tập trung thảo luận “các biện pháp xử lý đề nghị xin tị nạn và thị thực nhập cư để tạo thuận lợi cho việc di trú thông thường diễn ra một cách suôn sẻ".
Nhập cư luôn là vấn đề gai góc trong quan hệ Mỹ-Cuba. Hai nước từng ký thỏa thuận về vấn đề nhập cư năm 1994 và 1995, trong đó hai bên tạo điều kiện cho việc di cư của người dân Cuba tới Mỹ diễn ra một cách “an toàn, hợp pháp và có trật tự,” đồng thời cam kết thường xuyên đối thoại để giải quyết những bất đồng xung quanh việc thực thi các thỏa thuận trên.Tuy nhiên, các cuộc đàm phán liên quan vấn đề này đã bị gián đoạn từ năm 2003 dưới thời Tổng thống George W. Bush.
Đến năm 2009, Tổng thống Mỹ Barak Obama lên nắm quyền đã nới lỏng những hạn chế, cho phép công dân Mỹ gốc Cuba được tự do về thăm quê hương cũng như gửi kiều hối về nước. Song đến năm 2011, các cuộc đàm phán về di cư lại tiếp tục bị đình lại vì vụ Alan Gross.
Liên quan cuộc đàm phán sắp tới, nguồn tin Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định đây không phải là một sự thay đổi quan trọng trong chính sách của Washington đối với Havana, mà nó chỉ nhất quán với chính sách mở rộng can dự với các nước mà Mỹ không có quan hệ ngoại giao đầy đủ.
Trước đó, Havana và Washongton đã tiến hành đàm phán về việc nối lại dịch vụ bưu chính trực tiếp giữa hai quốc gia vốn bị gián đoạn từ năm 1963 sau khi Mỹ chính thức áp đặt chính sách bao vây cấm vận đối với đảo quốc vùng Caribe này.
Giới chức Cuba cho biết cuộc đàm phán đã diễn ra có kết quả song nhấn mạnh rằng "một dịch vụ bưu chính an toàn, chất lượng và ổn định" chỉ có thể thành hiện thực nếu Mỹ xóa bỏ lệnh cấm vận kéo dài đã 51 năm qua đối với Cuba./.
TTXVN