Báo Đồng Nai điện tử
En

Giải pháp cấp bách để hạn chế đuối nước ở trẻ em là "xóa mù" bơi

10:05, 21/05/2017

Mùa hè là thời điểm thường xảy ra tai nạn đuối nước ở trẻ em. Tại Đồng Nai, đuối nước được xem là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em trong nhiều năm qua. Làm rõ vấn đề này, phóng viên Báo Đồng Nai đã có cuộc trao đổi với ông Đào Đức Trình, Phó giám đốc Sở GD-ĐT. ông Trình cho biết:

Phó giám đốc Sở GD-ĐT Đào Đức Trình.
Phó giám đốc Sở GD-ĐT Đào Đức Trình.

Mùa hè là thời điểm thường xảy ra tai nạn đuối nước ở trẻ em. Tại Đồng Nai, đuối nước được xem là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em trong nhiều năm qua. Làm rõ vấn đề này, phóng viên Báo Đồng Nai đã có cuộc trao đổi với ông Đào Đức Trình, Phó giám đốc Sở GD-ĐT. ông Trình cho biết:

- Sở GD-ĐT vừa xây dựng hoàn tất trình UBND tỉnh thông qua đề án “Xóa mù bơi cho học sinh tiểu học và THCS trên địa bàn giai đoạn 2017-2021”. Khi được triển khai, đề án sẽ góp phần đảm bảo an toàn cho trẻ qua việc phổ cập, xóa mù bơi giáo dục các kỹ năng sống sót trong môi trường nước...

 Thực trạng tai nạn trẻ em bị đuối nước diễn ra trong thời gian qua cho thấy công tác phòng chống đuối nước ở Đng Nai hiện nay chưa thực sự hiệu quả.kiến của ông về công tác này như thế nào?

- Năm nào vào thời điểm kết thúc học kỳ 2 chuẩn bị vào kỳ nghỉ hè, các cơ quan chức năng trong tỉnh cũng phát động nhiều chương trình truyền thông, tuyên truyền tổ chức tập huấn hướng dẫn cho người dân phòng chống tai nạn đuối nước ở trẻ, nhưng tai nạn vẫn cứ xảy ra với số lượng đáng báo động.

Theo tôi nguyên nhân có thể là do việc tuyên truyền chưa đi vào chiều sâu. Thực tế, công tác này ở các trường học hiện vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chỉ dừng ở việc phổ biến công văn phòng chống đuối nước do Sở GD-ĐT cho học sinh mà thôi; đối tượng đóng vai trò quan trọng trong việc trông coi, quản lý, tạo điều kiện an toàn cho trẻ em là phụ huynh và người giữ trẻ thì chưa được tuyên truyền phổ biến.

Bên cạnh đó, việc trang bị kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em là hết sức quan trọng. Từ thực trạng đuối nước cho thấy, khả năng bơi ở mức cơ bản (gọi là bơi sống sót) là cần thiết để phòng tránh các trường hợp tai nạn. Nếu dạy kỹ năng này cho khoảng 75% số trẻ từ 6-7 tuổi sẽ góp phần đạt hiệu quả loại bỏ đuối nước. Đây cũng là một trong những mục tiêu mà đề án xóa mù bơi hướng đến trong thời gian tới.

 

Từ năm 2011 đến tháng 3-2017 trên địa bàn tỉnh đã có 150 trường hợp trẻ bị chết do đuối nước. Trong đó, các huyện Định Quán, Tân Phú, Xuân Lộc, Trảng Bom là những địa bàn có số vụ tai nạn nhiều, từ 20-26 trường hợp tử vong.

Đề án dạy bơi cho trẻ đã được nhắc đến cách đây nhiều năm, nhưng vì sao đến nay vẫn còn nằm trên giấy?

- Công tác phổ cập bơi và xóa mù bơi đang được Chính phủ, Bộ GD-ĐT và cả xã hội quan tâm nhằm giảm thiểu tai nạn đuối nước ở trẻ em - vấn đề nhức nhối của xã hội. Mặt khác, bơi là một môn thể thao giúp phát triển cơ thể một cách toàn diện và cân đối, như: tăng thể lực, chiều cao, tốt cho cơ bắp, giảm stress... Tuy nhiên, việc triển khai đề án dạy bơi trong trường học gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh phí và một số trường thiếu quỹ đất xây dựng bể bơi.

Trẻ em học bơi tại hồ bơi Ngọc Phát Riverside (phường Thống Nhất, TP.Biên Hòa). Ảnh: G.AN
Trẻ em học bơi tại hồ bơi Ngọc Phát Riverside (phường Thống Nhất, TP.Biên Hòa). Ảnh: G.AN

Từ thực tiễn trên, các cơ quan chức năng đã tính toán và hoàn thiện đề án “Xóa mù bơi cho học sinh tiểu học và THCS trên địa bàn giai đoạn 2017-2021”, đang được UBND tỉnh xem xét thông qua, dự kiến trong năm nay sẽ được triển khai. Theo đề án, trong 5 năm toàn tỉnh sẽ xây dựng 346 hồ bơi với tổng kinh phí hơn 247 tỷ đồng từ nguồn ngân sách và xã hội hóa. TP.Biên Hòa và TX.Long Khánh thực hiện theo phương thức ngân sách hỗ trợ 10%, xã hội hóa 90%. Còn ở các huyện, ngân sách nhà nước sẽ đầu tư cơ sở hạ tầng, nguồn kinh phí duy trì hoạt động của hồ bơi do nhà trường và phụ huynh thỏa thuận để thanh toán.

Mục tiêu của đề án là 73% trường tiểu học và THCS có hồ bơi; 80% học sinh tiểu học và THCS được xóa mù bơi.

Toàn tỉnh hiện mới có 20/555 trường học có hồ bơi, trong đó có 10 hồ bơi cố định và 10 hồ di động, hầu hết các hồ bơi cố định đều nằm ở các trường ngoài công lập. Tỷ lệ học sinh tiểu học biết bơi đạt 7,6%, học sinh THCS biết bơi đạt 15,3%.

Trong thời gian chờ dự án triển khai, giải pháp hiệu quả để phòng chống tai nạn đuối nước ở học sinh là gì, thưa ông?

- Kỳ nghỉ hè đang cận kề, nhiều gia đình tổ chức cho các em đi nghỉ mát, tắm biển. Còn học sinh vùng nông thôn thường rủ nhau đi tắm ở sông, suối, ao, hồ... Do đó, nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước là rất cao, nhất là đối với các trẻ không được trang bị kỹ năng phòng chống tai nạn.

Giải pháp hiện nay là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức học sinh, gia đình và cộng đồng về kiến thức kỹ năng về phòng chống tai nạn đuối nước. Nhà trường cần phối hợp với gia đình trong việc quản lý, tổ chức hoạt động hè vui tươi lành mạnh và an toàn cho học sinh khi đi chơi, tham quan du lịch. Ngoài ra, cần đưa nội dung giáo dục kỹ năng phòng, chống tai nạn vào các chương trình sinh hoạt hè của đoàn, đội; đồng thời khuyến cáo học sinh không tắm, bơi ở những nơi không đảm bảo an toàn...

  Xin cảm ơn ông!

Kim Liễu (thực hiện)

Tin xem nhiều