Nếu Đồng Văn là địa danh hấp dẫn khách du lịch với cao nguyên đá quanh năm khô cằn, thì Mèo Vạc là địa danh nổi tiếng trập trùng núi cao, vực sâu, đường ngoằn ngoèo, thác dữ của tỉnh Hà Giang. Mèo Vạc là một huyện nghèo nhưng đượm tình người nơi cực Bắc của Tổ quốc.
Nếu Đồng Văn là địa danh hấp dẫn khách du lịch với cao nguyên đá quanh năm khô cằn, thì Mèo Vạc là địa danh nổi tiếng trập trùng núi cao, vực sâu, đường ngoằn ngoèo, thác dữ của tỉnh Hà Giang. Mèo Vạc là một huyện nghèo nhưng đượm tình người nơi cực Bắc của Tổ quốc.
Mèo Vạc cách Hà Giang chưa đầy 200km, nhưng để đến được đây, chúng tôi đã phải hành trình liên tục 9 giờ đồng hồ, vượt qua 13 “cổng trời” của 13 xã với nhiều cung đường gấp khúc, trơn trượt; nhiều vực sâu núi thẳm. Nằm ở cực Bắc của Tổ quốc, Mèo Vạc là huyện nghèo nhất của tỉnh Hà Giang. Đến đây, mọi người được tận mắt nhìn những cánh đồng ngô xanh mướt bao la trên lưng chừng núi, phóng tầm mắt về phía những ngôi nhà người Mông trên ngọn núi cao; nhìn những cung đường uốn lượn dưới chân đồi quanh dòng sông Nho Quế. Tiếp xúc với những người bản xứ nơi đây, mọi người sẽ thấy người Mèo Vạc giàu lòng mến khách.
Đứng trên “cổng trời” Sơn Vĩ bên cột mốc chủ quyền, người viết có cảm xúc thiêng liêng về tình yêu Tổ quốc đến vô cùng. Do địa hình hiểm trở, đường sá đi lại khó khăn, nên khách du lịch rất hiếm khi đến địa danh này. Nhiều đoàn từ thiện đến tặng quà, xe đã phải dừng lại phía ngoài xa, rồi vận chuyển từng bao gạo vào bản cho đồng bào người Mông ở những thôn bản xa xôi.
Nương ngô bát ngát bên lưng chừng núi. |
Phụ nữ Mông đỏ trong sắc phục truyền thống. |
Thiếu nữ xã Sủng Chinh. |
Những em bé cùng mẹ lên nương. |
Cổng chào thị trấn Mèo Vạc. |
Tác giả bên cột mốc chủ quyền Việt Nam trên đỉnh núi Sơn Vĩ. |
Thị trấn Mèo Vạc đang từng ngày “thay da đổi thịt”. |
Mai Thắng