Chó, mèo là vật nuôi khá phổ biến trong các gia đình ở nông thôn, thành thị hiện nay. Trong trường hợp các vật nuôi này gây hại cho người khác thì chủ vật nuôi phải bồi thường thiệt hại và tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Chó, mèo là vật nuôi khá phổ biến trong các gia đình ở nông thôn, thành thị hiện nay. Trong trường hợp các vật nuôi này gây hại cho người khác thì chủ vật nuôi phải bồi thường thiệt hại và tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bò thả rông trên đường Võ Nguyên Giáp, đoạn qua P.Phước Tân (TP.Biên Hòa) ảnh hưởng đến an toàn giao thông. Ảnh: Sông Lam |
Theo luật sư Nguyễn Đức, Hội Luật gia tỉnh, Điều 66, Luật Chăn nuôi năm 2018 quy định, chủ nuôi chó, mèo phải thực hiện các yêu cầu sau đây: thực hiện tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo theo quy định của pháp luật về thú y. Khi nghi ngờ chó, mèo có triệu chứng bệnh dại phải báo ngay cho UBND cấp xã hoặc cán bộ chăn nuôi, thú y cơ sở và thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật về thú y; có biện pháp bảo đảm an toàn cho người và vật nuôi khác, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y. Trường hợp chó, mèo tấn công, gây thiệt hại cho người khác thì chủ phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định rõ, không được thả rông súc vật trên đường bộ. Với những trường hợp vật nuôi, súc vật thả rông gây tai nạn, pháp luật hiện hành đã có những quy định xử phạt rất rõ ràng. Điều 10 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày
30-12-2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định phạt tiền từ 60-100 ngàn đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới; để súc vật đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện đang tham gia giao thông; để súc vật kéo xe mà không có người điều khiển;
Trường hợp chủ gia súc thả gia súc hoặc dẫn dắt gia súc đi trên đường gây tai nạn giao thông chết người thì người chủ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người theo quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự năm 2015 với khung xử lý thấp nhất là phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1-5 năm. Trường hợp vô ý làm chết 2 người trở lên thì bị phạt tù từ 3-10 năm, đồng thời chịu trách nhiệm bồi thường theo Bộ luật Dân sự.
Diễm Quỳnh