Trước đây, hơn 20 hộ dân canh tác tại khu vực Trạm 11, ấp Lạc Sơn (xã Quang Trung, H.Thống Nhất) phải đi theo các con đường tạm nhỏ hẹp trong lô cao su để vào rẫy nhà mình. Vào mùa mưa thì việc đi lại và vận chuyển nông sản của bà con càng khó khăn hơn.
Trước đây, hơn 20 hộ dân canh tác tại khu vực Trạm 11, ấp Lạc Sơn (xã Quang Trung, H.Thống Nhất) phải đi theo các con đường tạm nhỏ hẹp trong lô cao su để vào rẫy nhà mình. Vào mùa mưa thì việc đi lại và vận chuyển nông sản của bà con càng khó khăn hơn.
Ông Phạm Văn Ray (giữa) cùng người dân trên con đường do gia đình ông hiến đất xây dựng |
Thấy được nỗi vất vả của bà con, năm 2015, ông Phạm Văn Ray, đảng viên Chi bộ ấp Lạc Sơn, đã không ngần ngại hiến gần 1ha đất để mở đường giao thông nông thôn.
“Diện tích đất mà gia đình tôi hiến thời điểm năm 2015 có giá trị cả tỷ đồng, nhưng đối với tôi giá trị hơn cả là làm được con đường cho bà con đi lại, vận chuyển nông sản đỡ vất vả, không còn phải chịu nắng bụi, mưa lầy. Thấy bà con đi lại thuận tiện, sản xuất phát triển là tôi thấy vui rồi” - ông Ray bộc bạch.
Nhờ diện tích đất gia đình ông Ray hiến, con đường dài hơn 1,5km, rộng 6m đã được hình thành. Không dừng lại đó, thực hiện chương trình xã hội hóa giao thông nông thôn với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, ông Ray lại đứng ra vận động bà con nơi tuyến đường đi qua đóng góp để làm đường bê tông. Tuy nhiên, do nhiều bà con điều kiện kinh tế còn khó khăn nên khó có thể đóng góp kinh phí để xây dựng tuyến đường, vậy là ông Ray lại tình nguyện đóng góp 500 triệu đồng để cùng với Nhà nước bê tông hóa con đường.
Sau khi có đường, ông Ray đã vận động bà con nơi đây đóng góp tiền để kéo điện vào khu sản xuất. Nhờ có đường, có điện nên đến nay việc sản xuất cũng như đi lại, vận chuyển hàng hóa, nông sản của bà con rất thuận lợi.
Tiến Thụ