Theo mục tiêu của Chính phủ trong xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu, đến năm 2025, H.Xuân Lộc phải có 100% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao.
số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 83 triệu đồng/người/năm.
Theo mục tiêu của Chính phủ trong xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu, đến năm 2025, H.Xuân Lộc phải có 100% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Trong đó, có hơn 50%Thu hoạch lúa tại HTX Xuân Tiến (xã Xuân Phú, H.Xuân Lộc) |
Qua gần 2 năm thực hiện đề án xây dựng huyện NTM kiểu mẫu theo hướng “Phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững”, Xuân Lộc đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong việc triển khai, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Từng bước tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, đáp ứng tốt cho thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
* Tích cực làm nông nghiệp sạch
Chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng; ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từ lâu đã trở thành phong trào thi đua sôi nổi của bà con nông dân tại H.Xuân Lộc. Đặc biệt là trong giai đoạn xây dựng huyện NTM kiểu mẫu, người dân nơi đây lại càng háo hức hơn với mục tiêu làm giàu từ nông nghiệp.
Điển hình như HTX sầu riêng Xuân Định là một trong những HTX đi đầu về làm nông nghiệp sạch. Để thực hiện ước mơ bán sản phẩm của mình ra thế giới, từ năm 2018 đến nay, bà con xã viên trong HTX Sầu riêng Xuân Định đã không ngừng cải tiến, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: sử dụng máy phát, máy xới để làm cỏ trong vườn thay cho phun xịt thuốc diệt cỏ; sử dụng thay thế các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học bằng các chế phẩm sinh học; tăng cường bổ sung dinh dưỡng cho cây các loại phân hữu cơ vi sinh; chấp hành tốt thời gian cách ly thuốc bảo vệ thực vật trước khi thu hoạch,...
Ông Nguyễn Văn Quỳnh, thành viên HTX Sầu riêng Xuân Định cho biết đến nay, sản phẩm sầu riêng Xuân Định đã đạt được các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, chứng nhận 3 sao của chương trình quốc gia OCOP. Hiện sầu riêng Xuân Định đã kết nối đầu ra với các kênh tiêu thụ lớn như: Big C TP.HCM; Trung tâm phân phối Satra; Công ty Bách Hóa Xanh... với sản lượng khoảng 2.500 tấn/năm. Vừa qua, sầu riêng Xuân Định còn được một số đối tác nước ngoài thẩm định chất lượng để xuất sang thị trường châu Âu và Nhật Bản.
Trong những năm gần đây, cũng bằng con đường liên kết, cải tiến, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã giúp cho đời sống kinh tế của hàng trăm xã viên HTX Nông nghiệp, thương mại và dịch vụ Xuân Tiến thuộc xã Xuân Phú vươn lên khá giả. Năm 2014, hơn 53 hộ dân tại cánh đồng Bình Xuân 1, xã Xuân Phú đã liên kết thành lập HTX Xuân Tiến, với tổng diện tích canh tác trên 60ha với mục tiêu thay đổi sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, năng suất, chất lượng cây trồng không cao, đời sống kinh tế của người dân gặp nhiều khó khăn. Trong quá trình hoạt động, bà con đã đóng góp hàng tỷ đồng để đầu tư mua máy móc nông nghiệp như: máy cày, máy xới, máy gặt đập liên hợp, kho chứa, lò sấy, máy xay xát...
Ông Trần Quang, Giám đốc HTX Xuân Tiến cho biết, sau gần 6 năm thành lập, đến nay, diện tích canh tác của HTX đã được mở rộng hơn 150ha; tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất đạt 100%, bao gồm từ các khâu sản xuất đến thu hoạch, bảo quản nông sản và sơ chế nông sản...Song song với việc đầu tư cơ giới hóa vào sản xuất, bà con xã viên nơi đây còn tích cực áp dụng các quy trình sản xuất lúa hữu cơ (theo tiêu chuẩn VietGAP) như: hạn chế việc sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, chất bảo quản...
Nhờ vậy nên giống lúa 6 tháng ST24 của HTX cho năng suất cao, chất lượng gạo thơm ngon, giá thành rẻ nên được người tiêu dùng đánh giá cao. Hiện nay sản phẩm gạo ST24 của HTX Xuân Tiến đã được cấp chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa “Lúa gạo sạch Xuân Tiến”, được sơ chế đóng gói cung cấp trực tiếp ra thị trường với sản lượng khoảng 60 tấn/năm.
* Liên kết tìm đầu ra cho nông sản
Tính đến nay, Xuân Lộc đã hình thành được 9 vùng sản xuất tập trung đối với các loại cây trồng chủ lực như: rau, xoài, thanh long, hồ tiêu, sầu riêng, chôm chôm, bưởi da xanh... với tổng diện tích hơn 20 ngàn ha. Tại các vùng sản xuất này đều đã được đầu tư hệ thống lưới điện, đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa cơ giới vào sản xuất. Song song đó, tỷ lệ áp dụng giống mới đối với cây trồng ngắn ngày đã đạt 100%; cây lâu năm đạt trên 85%. Việc áp dụng cơ giới hóa vào các khâu sản xuất đạt từ 95-100%, tỷ lệ tưới nước tiết kiệm đạt gần 45%; tỷ lệ áp dụng hệ thống nhà màng trong sản xuất rau, dưa lưới cũng đạt trên 70%...
Ông Phan Thanh Xứng, Chủ tịch Hội Nông dân H.Xuân Lộc cho biết: “Hội Nông dân huyện phối hợp với các ngành chức năng chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con, đưa bà con đến tham quan, học tập thực tế tại các mô hình sản xuất công nghệ cao, hiệu quả. Đồng thời, hỗ trợ vốn để nông dân trang bị máy móc cơ giới vào sản xuất”.
Bà Lê Thị Hiệp, Trưởng phòng NN-PTNT H.Xuân Lộc cho biết: “Để xây dựng đầu ra vững chắc cho nông sản, chúng tôi mời doanh nghiệp gặp gỡ nông dân thông qua các mô hình kinh tế tập thể để trao đổi về quy trình sản xuất sạch, nhằm đưa ra sản phẩm có chất lượng cao. Đồng thời, giúp nông dân đưa sản phẩm đi kiểm định chất lượng để chứng minh với doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm sạch. Từ đó tạo sự tin tưởng, gắn kết bền vững giữa nông dân và doanh nghiệp...”.
Hiện Xuân Lộc đã có 590 mô hình sản xuất nông nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao từ 300 triệu đồng đến trên 1 tỷ đồng/năm như: hoa lan, dưa lưới, bưởi, thanh long, sầu riêng, rau thủy canh... Trong đó, có 51 sản phẩm đã được cấp chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa; 14 sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP; 3 sản phẩm được cấp chứng nhận 3 sao theo chương trình OCOP. Đến nay, huyện cũng đã xây dựng được 6 chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; từng bước nâng giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện lên gần 170 triệu đồng/ha/năm, tăng 22 triệu đồng/ha so với giai đoạn đầu thực hiện vào năm 2018. |
Hải Đình