Báo Đồng Nai điện tử
En

Năng lực ngôn ngữ của trẻ

Tiến sĩ LÊ MINH CÔNG
07:15, 01/06/2024

 

Cháu bé 7 tuổi, đang học lớp 2 ở một trường quốc tế, bị cô giáo phàn nàn và yêu cầu cha mẹ đưa đi kiểm tra bởi tình trạng thu mình, ít tiếp xúc, phân tán chú ý, hay chọc ghẹo bạn trong lớp.

 

 

Đánh giá ban đầu cho thấy năng lực ngôn ngữ của bé khá kém, bé chỉ có thể diễn đạt các câu ngắn, vốn từ rất hạn chế và có nhiều âm không chuẩn. Về năng lực học, bé có thể làm các bài toán phù hợp với cuối lớp 1, nhưng các bài toán có chữ thì tỏ ra khó khăn. Bé đọc và viết rất kém, thường bỏ từ hoặc viết và đọc sai. Khi tôi kiểm tra, khả năng đọc/viết của bé chỉ khoảng đầu lớp 1.

Điều đáng băn khoăn là trước đây cháu bé đã được các chuyên viên trị liệu ngôn ngữ của chúng tôi can thiệp, nhưng chỉ được khoảng 6 tháng khi bé có lời nói thì mẹ cho nghỉ và đi học trường mầm non.

Nhiều cha mẹ hiện nay thường quá chú ý đến chức năng lời nói (thường nghĩ con chậm nói), nhưng lại bỏ qua/hoặc không coi trọng năng lực ngôn ngữ (cả ngôn ngữ diễn đạt và tiếp nhận) của trẻ. Điều này có thể làm gia tăng các khó khăn về giao tiếp và học tập sau này của con, nhiều trẻ có thể dẫn tới tình trạng rối loạn đặc hiệu về học (đặc biệt là đọc/viết/chính tả), hoặc gia tăng các khó khăn liên quan đến hành vi cảm xúc.

Hy vọng các bậc phụ huynh có hiểu biết hơn để tránh các nguy cơ lâu dài mà trẻ phải chịu.

   Tiến sĩ LÊ MINH CÔNG

Tin xem nhiều