Báo Đồng Nai điện tử
En

Không để lãng phí tài nguyên

07:11, 12/11/2022

Phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản lâu nay luôn là vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý. Không riêng Đồng Nai, nhiều địa phương trên cả nước cũng đang bối rối với việc hoàn nguyên môi trường sau khai thác khoảng sản. Chưa nhiều địa phương đi đến được câu trả lời cho câu hỏi: liệu có thể khai thác gì thêm ở những mỏ đá sâu hàng trăm mét, rộng hàng chục ha và khai thác thế nào cho hiệu quả?

Phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản lâu nay luôn là vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý. Không riêng Đồng Nai, nhiều địa phương trên cả nước cũng đang bối rối với việc hoàn nguyên môi trường sau khai thác khoảng sản. Chưa nhiều địa phương đi đến được câu trả lời cho câu hỏi: liệu có thể khai thác gì thêm ở những mỏ đá sâu hàng trăm mét, rộng hàng chục ha và khai thác thế nào cho hiệu quả?

Khu vực bên ngoài mỏ đá Hóa An tại P.Hóa An, TP.Biên Hòa. Ảnh: B.Mai
Khu vực bên ngoài mỏ đá Hóa An tại P.Hóa An, TP.Biên Hòa. Ảnh: B.Mai

Vốn là địa phương giàu tiềm năng khoáng sản nên nhiều năm nay, Đồng Nai đã có sự tính toán mời gọi doanh nghiệp tham gia phục hồi môi trường và tiếp tục khai thác sau khi đóng cửa các mỏ đá. Theo đó, tùy đặc điểm của từng mỏ, có thể cải tạo ở mức độ thích hợp để kết hợp với việc phát triển du lịch hoặc phát triển các đô thị dịch vụ…

Thực tế, trên thế giới, phục hồi phần nào và khai thác các mỏ khoáng sản sau khi đã đóng cửa mỏ theo hướng du lịch (dịch vụ, sinh thái hoặc khai thác chính lợi thế về khoáng sản của mỏ) không phải là hướng đi mới mẻ. Nhiều nước đã kết nối hoạt động sau khai thác và chế biến khoáng sản với dịch vụ du lịch. Chẳng hạn, tại Malaysia, khai thác du lịch tại các mỏ sau khai thác đã thành một nguồn thu nhập đáng kể và có nét độc đáo riêng. Hoặc tại Brunei, hiện có các tour tham quan Trung tâm Chế xuất dầu khí Oil Field, cách thủ đô khoảng 80km - cũng được xem là cách “khai thác hậu khai thác” khá khôn ngoan, hiệu quả.

Mặc dù vậy, các dự án khai thác du lịch sau khai thác khoáng sản không dễ thực hiện. Sau nhiều năm kêu gọi, có doanh nghiệp đến rồi lại đi, mới đây, đã có một tập đoàn tiếp tục đề xuất chuỗi dự án cải tạo và khai thác các mỏ khoáng sản sau khi đã đóng cửa nhiều năm. Tập đoàn này đề xuất dự án cải tạo 4 mỏ đá tại các phường: Tân Hạnh, Hóa An, Bửu Hòa, Tân Vạn (TP.Biên Hòa) thành khu đô thị, dịch vụ, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng. Dự án có tổng diện tích khoảng 285ha, được chia thành các khu A, B, C, D và mỗi khu được thiết kế theo chủ đề riêng và có sự liên kết với các khu còn lại. Trong đó, khu A (mỏ đá Hóa An, Tân Hạnh hiện hữu) có diện tích lớn nhất sẽ là “hạt nhân” của dự án, tạo động lực phát triển các khu còn lại.

Hiện tại, dự án mới chỉ ở giai đoạn đầu và còn quá sớm để có thể nói gì đó về hiệu quả. Ngay cả tính khả thi của các dự án nói trên cũng phải được rà soát, xem xét dưới nhiều góc cạnh. Tuy nhiên, rõ ràng là cần có thêm nhiều sự hỗ trợ, cần những chính sách ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia những dự án đặc thù này bởi tài nguyên khoáng sản không đơn thuần chỉ phục vụ cho mục đích khai thác, mà còn là tiềm năng phát triển du lịch bền vững, lâu dài và không gây lãng phí tài nguyên.

Vi Lâm

Tin xem nhiều