Báo Đồng Nai điện tử
En

Một tỷ người dùng mới cho 5 năm tới

11:11, 20/11/2020

Sáng kiến Tỷ người dùng tiếp theo (Next Billion Users, NBU) được Google đề ra cách đây 5 năm. Theo đó, một tỷ người dùng internet tiếp theo sẽ định hình tương lai internet thế giới. Sáng kiến Tỷ người dùng tiếp theo của Google tiến hành nghiên cứu và xây dựng các sản phẩm cho họ. Sau 5 năm, số người dùng internet đã tăng thêm 1,5 tỷ người và dự kiến trong 5 năm tới sẽ tăng thêm 1 tỷ người nữa. Google điểm lại tình hình NBU 5 năm qua và tầm nhìn cho NBU 5 năm tới, đặc biệt trong tình hình bùng phát đại dịch Covid-19.

Sáng kiến Tỷ người dùng tiếp theo (Next Billion Users, NBU) được Google đề ra cách đây 5 năm. Theo đó, một tỷ người dùng internet tiếp theo sẽ định hình tương lai internet thế giới. Sáng kiến Tỷ người dùng tiếp theo của Google tiến hành nghiên cứu và xây dựng các sản phẩm cho họ. Sau 5 năm, số người dùng internet đã tăng thêm 1,5 tỷ người và dự kiến trong 5 năm tới sẽ tăng thêm 1 tỷ người nữa. Google điểm lại tình hình NBU 5 năm qua và tầm nhìn cho NBU 5 năm tới, đặc biệt trong tình hình bùng phát đại dịch Covid-19.

Sơ đồ A: Bối cảnh kỹ thuật số của Tỷ người dùng tiếp theo (NBU) (2015-2020). Ảnh: Google
Sơ đồ A: Bối cảnh kỹ thuật số của Tỷ người dùng tiếp theo (NBU) (2015-2020). Ảnh: Google

Bối cảnh Tỷ người dùng tiếp theo 2015-2020

Hầu hết những người dùng internet mới này thuộc về châu Á, châu Mỹ Latinh và châu Phi. Cách mà họ trải nghiệm Internet không giống những người đi trước - kết nối bằng điện thoại của mình (thế hệ trước là máy tính) và khả năng làm quen với các ứng dụng và công cụ mới cực kỳ nhanh (so với thế hệ trước). Những nhu cầu và ý tưởng của họ đang định hình tương lai của công nghệ, nó bao gồm các lĩnh vực từ tài chính toàn diện đến dịch thuật ngôn ngữ.

So với 5 năm trước, Internet đã dễ tiếp cận và dân chủ hơn. Chi phí dữ liệu đã giảm mạnh, giúp số lượng người sở hữu smartphone đạt hơn 3 tỷ. Tỷ lệ người không nói tiếng Anh sử dụng internet đã đạt 3/4 trên tổng số toàn cầu và mọi người trên thế giới đang ngày càng có xu hướng sử dụng video và giọng nói làm công cụ tìm kiếm thông tin và dịch vụ trực tuyến của họ.

Các số liệu trong sơ đồ A cho thấy:

- Số người dùng internet toàn cầu là 3,06 tỷ người năm 2015 đã tăng lên đến 4,57 tỷ người năm 2020.

- Trên các quốc gia thuộc nhóm NBU, giá smart phone và giá cước dữ liệu giảm đáng kinh ngạc.

- Ấn Độ cung cấp dữ liệu di động rẻ nhất thế giới với giá 0,26USD/GB, trong khi giá trung bình toàn cầu là 8,53USD/GB.

- Tỷ lệ sử dụng smart phone toàn cầu đã tăng trưởng đáng kể.

Các xu hướng cho Tỷ người dùng tiếp theo 2015-2020

Các xu hướng NBU (2015-2020). Ảnh: Google
Các xu hướng NBU (2015-2020). Ảnh: Google

3 xu hướng chính là:

- Xu hướng sử dụng giọng nói. Kể từ năm 2018, việc sử dụng các công cụ điều khiển bằng giọng nói đã tăng lên. Hiện nay có 40% số người sử dụng lệnh thoại hoặc tìm kiếm bằng giọng nói mỗi tháng.

- Xu hướng xem video: Mọi người dành trung bình 7 giờ/tuần để xem video trực tuyến, người dùng toàn cầu dành hơn 1 tỷ giờ để xem video trên YouTube mỗi ngày, trong năm 2019 92% người dùng internet toàn cầu có xem video trực tuyến.

- Xu hướng bản ngữ: Chỉ có 25,9% người dùng Internet là người bản ngữ nói tiếng Anh, do đó việc phát triển các công cụ dịch là hết sức cần thiết.

Tác động của dịch Covid-19 đối với sáng kiến NBU 5 năm tới

Dịch Covid-19 tác động đến người dùng Internet mới theo 2 hướng: tích cực và tiêu cực.

- Tích cực: Dịch Covid-19 đã thúc đẩy xu hướng hiện tại của các dịch vụ thiết yếu chuyển sang hình thức trực tuyến. Việc số hóa các dịch vụ như thương mại, thanh toán chính phủ, chăm sóc sức khỏe và giáo dục làm cho Internet ngày càng mang lại lợi ích cho những người có thể duy trì kết nối trực tuyến.

- Tiêu cực: Suy thoái kinh tế đang làm giảm khả năng trực tuyến của những người dùng internet mới. Bất kể những lợi ích của internet, nhiều người dùng internet mới không thể truy cập các dịch vụ trực tuyến trong thời gian này.

Kết quả là có khoảng cách ngày càng lớn giữa những người được và không được hưởng lợi từ internet. Tác động của Covid-19 đang làm chậm lại việc sử dụng internet và chất lượng cuộc sống của những người dùng internet mới.

Google vừa tiến hành một cuộc khảo sát đối với những người dùng internet mới rằng dịch Covid-19 ảnh hưởng đến họ như thế nào. Kết quả: nhiều người cho biết nó đã làm tăng thêm áp lực mà họ phải đối mặt. Thu nhập thấp hơn và giá cả cao hơn, điều đó buộc phải đánh đổi chi tiêu dữ liệu mạng của mình - dành ưu tiên cho thức ăn và nơi ở. Không có trình độ hiểu biết kỹ thuật số cao, họ thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận hỗ trợ tài chính của chính phủ, nguồn lực cộng đồng hoặc đi học. Chưa kể trong việc đối phó với dịch bệnh, nhiều người gặp khó khăn trong việc phân biệt sự thật và thông tin sai lệch, hoặc tìm kiếm các lựa chọn chăm sóc sức khỏe đáng tin cậy.

Tác động của dịch Covid-19 đối với người dùng internet mới. Ảnh: Google
Tác động của dịch Covid-19 đối với người dùng internet mới. Ảnh: Google

Chính những yếu tố này buộc Google phải có những chuyển biến để sáng kiến NBU đáp ứng nhu cầu thực tế. Caesar Sengupta, Phó chủ tịch phụ trách Sáng kiến Tỷ người dùng tiếp theo của Google đã nêu lên các giải pháp:

“ - Đầu tiên, chúng tôi phải đảm bảo người dùng mới tiếp cận được các công cụ dễ sử dụng, đáp ứng nhu cầu kinh tế tức thời của họ. Các ứng dụng như Kormo Jobs ở Bangladesh, Ấn Độ và Indonesia - giúp kết nối mọi người với các việc làm dành cho người chưa có kinh nghiệm - đã và đang phát huy vai trò giúp mọi người tìm được công việc. Trong những tháng tới, chúng tôi sẽ thử nghiệm một sản phẩm mới của Google có thể mang đến thêm cơ hội kiếm thu nhập thông qua nguồn cung ứng cộng đồng, do nhận thấy rằng đối với hầu hết người dùng internet mới, ưu tiên hàng đầu là bảo vệ thu nhập.

- Thứ hai, chúng tôi phải tăng cường tập trung vào giáo dục - giúp người dùng mới hiểu rõ hơn về thông tin và dịch vụ trực tuyến, đồng thời thích ứng với những thay đổi sâu sắc hơn như sự nổi lên của hình thức giáo dục trực tuyến. Các sáng kiến xóa mù chữ do tổ chức phi lợi nhuận cấp cơ sở như google.org đang thực hiện ở Đông Nam Á là những bước đi đúng hướng quan trọng. Cũng như các chương trình đối tác của Google News Initiative trên khắp châu Mỹ Latinh và các chương trình toàn cầu của Grow with Google như Be Internet Awesome, nhằm nâng cao kiến thức về an toàn và sự tự tin trực tuyến cho trẻ em. Việc xây dựng các chương trình này trong hậu quả của đại dịch càng trở nên vô cùng quan trọng.

- Thứ ba, chúng tôi phải tiếp tục xây dựng một hệ sinh thái hỗ trợ xung quanh những người dùng mới. Chúng tôi mong muốn rằng mọi tổ chức sở hữu hoặc xây dựng công nghệ nên đặt tính bao hàm làm ưu tiên hàng đầu. Thông thường, trách nhiệm giúp người dùng mới học cách lên mạng thuộc về các “giáo viên bất đắc dĩ”, như bạn bè và gia đình xung quanh họ. Các sáng kiến như bộ công cụ Thiết kế giúp rèn luyện sự tự tin kỹ thuật số cho thấy cách chúng ta có thể bắt đầu thay đổi điều đó, trang bị cho các nhà sáng tạo công nghệ khả năng xây dựng các công cụ trực quan cho mọi người, bất kể hoàn cảnh của họ.

- Cuối cùng, chúng tôi phải tiếp tục phát triển mục tiêu đã khiến Google tạo ra sáng kiến NBU vào năm 2015: đảm bảo Internet và các thiết bị cũng như công cụ được internet hỗ trợ mang lại lợi ích và có thể tiếp cận được với nhiều người hơn, bằng nhiều ngôn ngữ và nhiều cách khác (bao gồm cả những người khuyết tật)”.

Phạm Hoài Nhân

(Theo Caesar Sengupta, Phó chủ tịch phụ trách

Sáng kiến Tỷ người dùng tiếp theo, Google)

Tin xem nhiều