Cách đây 10 năm, đứng trước thực trạng chất lượng, hiệu quả GD-ĐT còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; hệ thống GD-ĐT thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức GD-ĐT, còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành…, Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4-11-2013 về "Đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế".
Cách đây 10 năm, đứng trước thực trạng chất lượng, hiệu quả GD-ĐT còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; hệ thống GD-ĐT thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức GD-ĐT, còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành…, Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4-11-2013 về “Đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Nghị quyết nhằm tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả GD-ĐT; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả…
Thực hiện Nghị quyết 29 ngày
29-7-2014, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa IX) ban hành Kế hoạch số 194-KH/TU dựa trên tình hình thực tiễn của địa phương, nhất là tình trạng gia tăng dân số cơ học hàng năm tăng cao đòi hỏi nguồn lực lớn để đầu tư cho GD-ĐT… Đặc biệt, là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với nhiều dự án trọng điểm đã và đang được triển khai, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời gian tới là rất lớn. Do vậy, việc hoàn thiện hệ thống giáo dục, đổi mới đồng bộ GD-ĐT; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở
GD-ĐT; chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong GD-ĐT; xây dựng đội ngũ nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng được yêu cầu đổi mới GD-ĐT được xác định có vai trò hết sức quan trọng.
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 và Kế hoạch 194, hệ thống GD-ĐT của Đồng Nai ngày càng hoàn thiện, đồng bộ và hiện đại. Đặc biệt, việc kêu gọi nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục đã cho thấy hiệu quả rõ rệt, được Bộ GD-ĐT đánh giá cao, đem đến lợi ích thiết thực cho người dân. Các phong trào xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời… lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống xã hội. Chất lượng giáo dục ở từng cấp học có sự cải thiện theo hướng nâng cao chất lượng.
Tuy nhiên, thẳng thắn nhìn nhận,
GD-ĐT Đồng Nai vẫn còn đứng trước hàng loạt khó khăn, trong đó chất lượng GD-ĐT giữa các cấp học, khu vực chưa đồng đều; hệ thống cơ sở vật chất, trường lớp còn thiếu; năng lực của một bộ phận giáo viên, cán bộ quản lý ngành GD-ĐT còn chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới…
Đó là những thách thức đòi hỏi tỉnh cần tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong thời gian tới để đạt được mục tiêu chung của Nghị quyết 29 đề ra là đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.
Nguyễn Phượng