Báo Đồng Nai điện tử
En

"Cởi trói" linh hoạt

10:11, 12/11/2018

Giữ gìn đất trồng lúa là một trong những chủ trương lâu dài, bền vững có tính bắt buộc của Chính phủ nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Trên tổng thể nghiên cứu kỹ lưỡng về diện tích, thổ nhưỡng, môi trường, tập quán sản xuất… của từng địa phương, Chính phủ sẽ phân bổ số diện tíchđất trồng lúa một cách hợp lý cho từng nơi.

Giữ gìn đất trồng lúa là một trong những chủ trương lâu dài, bền vững có tính bắt buộc của Chính phủ nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Trên tổng thể nghiên cứu kỹ lưỡng về diện tích, thổ nhưỡng, môi trường, tập quán sản xuất… của từng địa phương, Chính phủ sẽ phân bổ số diện tíchđất trồng lúa một cách hợp lý cho từng nơi.

Số liệu từ Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn cho thấy, diện tích đất gieo trồng khoảng trên 7 triệu hécta, Việt Nam không chỉ đảm bảo an ninh lương thực cho trên 90 triệu dân, mà còn đóng góp trên 6 triệu tấn gạo mỗi năm cho an ninh lương thực của thế giới. Việt Nam cũng đang đứng hàng thứ ba thế giới về xuất khẩu gạo với sản lượng xuất khẩu có thể đạt đến 6,5 triệu tấn/năm.

Chủ trương là thế, song trong quá trình điều hành thực tế, Chính phủ cũng nhận ra rằng giữ gìn đất lúa không nên quá cứng nhắc, mà còn tùy vào sự phát triển và tiềm năng thực sự của từng địa phương. Với những nơi phát triển mạnh các ngành kinh tế khác, công nghệ trồng trọt cao thì việc cứng nhắc trong việc giữ lại hàng chục ngàn hécta đất lúa vô tình lại làm người dân thu nhập thấp, hạn chế sự phát triển của địa phương.

Chính vì vậy, cuối năm 2017, Chính phủ đã có động thái “cởi trói” cho vướng mắc này, bằng cách giao Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn ban hành thông tư hướng dẫn cụ thể Nghị định 01 về việc chuyển đổi đất lúa sang cây lâu năm. Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn sau đó đã có Thông tư 19 cho phép chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây lâu năm. Tuy nhiên, đi vào thực tế lại “vướng” những quy định của Luật đất đai, do đó cũng vẫn đang “lừng chừng”, trong khi cả địa phương lẫn người dân đều nóng ruột. Quy định phải trình qua nhiều cấp khi muốn chuyển đổi đất lúa, trên 10 hécta phải trình Chính phủ (thường khá lâu) khiến nhiều người dân tiến thoái lưỡng nan, giữ đất lúa thì sợ đói nghèo (đặc biệt ở những vùng thiếu nước), tự ý chuyển thì vi phạm chủ trương, chính sách.

Vậy nên, việc khảo sát kỹ lưỡng về hiệu quả, môi trường, thu nhập của đất lúa tại nhiều vùng ở Đồng Nai là rất cần thiết để nhanh chóng có sự đề đạt, chuyển đổi nhanh những vùng đất lúa kém hiệu quả đang là vấn đề mà cả người dân lẫn chính quyền đều rất trông mong, bởi theo tính toán, Đồng Nai đang có hàng ngàn hécta đất lúa được cho là kém hiệu quả, cần sớm chuyển đổi, “cởi trói” cho nông dân.

Kim Ngân

Tin xem nhiều