Hỏi: Do điều kiện cuộc sống tôi cùng con gái đến Đồng Nai sinh sống, trong quá trình đi làm, con tôi bị người khác xâm hại tình dục, vụ việc đang được giải quyết. Cơ quan điều tra yêu cầu tôi giao nộp giấy khai sinh của cháu, nhưng vì giấy khai sinh đăng ký trễ hạn nên họ ban hành yêu cầu trưng cầu giám định độ tuổi của cháu. Trường hợp này, tuổi của con tôi được xác định như thế nào?
Hỏi: Do điều kiện cuộc sống tôi cùng con gái đến Đồng Nai sinh sống, trong quá trình đi làm, con tôi bị người khác xâm hại tình dục, vụ việc đang được giải quyết. Cơ quan điều tra yêu cầu tôi giao nộp giấy khai sinh của cháu, nhưng vì giấy khai sinh đăng ký trễ hạn nên họ ban hành yêu cầu trưng cầu giám định độ tuổi của cháu. Trường hợp này, tuổi của con tôi được xác định như thế nào?
Văn Thị Hướng (tỉnh Đồng Tháp)
Đáp: Theo thông tin bà cung cấp, thì con của bà được xác định là người bị hại trong vụ án hình sự. Quy định liên quan đến Luật Tố tụng hình sự, để xác định độ tuổi của người bị hại (dưới 18 tuổi) cần căn cứ vào các loại giấy tờ, tài liệu sau: giấy chứng sinh, giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, sổ hộ khẩu, hộ chiếu… Trường hợp những tài liệu này có sự mâu thuẫn không rõ ràng hoặc không có giấy tờ thì cơ quan tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng… phải phối hợp với gia đình, người đại diện, người thân thích, nhà trường, cá nhân có liên quan người dưới 18 tuổi học tập, lao động, sinh hoạt để lấy lời khai xác minh, làm rõ các mâu thuẫn trong các giấy tờ hoặc tìm các loại giấy tờ khác chứng minh về độ tuổi của người đó.
Trường hợp kết quả giám định độ tuổi chỉ xác định được khoảng độ tuổi của người bị hại thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng lấy độ tuổi thấp nhất trong khoảng độ tuổi đã xác định được để làm căn cứ xác định độ tuổi của họ.
Ví dụ con của bà có kết luận giám định có độ tuổi từ 13 tuổi 6 tháng đến 14 tuổi 2 tháng thì độ tuổi của con bà sẽ được xác định là 13 tuổi 6 tháng.
LS.Ngô Văn Định