Hỏi: Tôi vay tiền của người khác, hằng tháng đều trả tiền lãi. Tuy nhiên, do làm ăn thất bại nên tôi chưa có tiền thanh toán tiền gốc và lãi theo thỏa thuận. Hiện nay chủ nợ rêu rao tôi lừa đảo chiếm đoạt tiền của họ làm tôi xấu hổ với mọi người. Vậy chủ nợ có phạm tội vu khống không, xin được luật sư hướng dẫn.
Hỏi: Tôi vay tiền của người khác, hằng tháng đều trả tiền lãi. Tuy nhiên, do làm ăn thất bại nên tôi chưa có tiền thanh toán tiền gốc và lãi theo thỏa thuận. Hiện nay chủ nợ rêu rao tôi lừa đảo chiếm đoạt tiền của họ làm tôi xấu hổ với mọi người. Vậy chủ nợ có phạm tội vu khống không, xin được luật sư hướng dẫn.
Hoàng Thị Dương
(TX.Thuận An, tỉnh Bình Dương)
Trả lời: Vu khống được hiểu là bịa đặt (đặt điều), là loan truyền những điều biết rõ là không có thực thông qua hình thức như: lời nói, dùng hình ảnh đưa lên mạng xã hội…
Tội vu khống được quy định trong Bộ luật Hình sự hiện hành như sau: Người nào thực hiện một trong các hành vi: bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; bịa đặt việc người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền thì bị phạt tiền hoặc phạt cải tạo không giam giữ, hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 7 năm tù. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10-50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm (tùy theo từng trường hợp phạm tội cụ thể).
Hành vi người chủ nợ biết rõ bà không lừa đảo (bởi hằng tháng bà có trả lãi), để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bà có thể gửi đơn tố cáo đến công an nơi cư trú để được xem xét giải quyết, hoặc bà có thể khởi kiện tại tòa án nhân dân cấp huyện, nơi chủ nợ cư trú yêu cầu chấm dứt hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm đối với bà.
LS.Ngô Văn Định