- Gần đây, nhiều nơi khởi xướng “ra đề thi theo hướng mở” môn Văn cho học sinh!
- Cái này nghe lạ ghê!
- Gần đây, nhiều nơi khởi xướng “ra đề thi theo hướng mở” môn Văn cho học sinh!
- Cái này nghe lạ ghê!
- Là vầy. Lâu nay, kiểm tra môn Văn thường là những đề khuôn sáo, giáo điều, học trò học Văn đa số chép lại “Văn mẫu”, cho nên có một số giáo viên mạnh dạn ra đề thi mở nhằm kích thích, phát huy năng lực tự suy nghĩ và tự diễn đạt cảm xúc của học sinh. Nhờ đó, thỉnh thoảng nơi này nơi kia xuất hiện đề thi lạ, bài văn “lạ” làm cả nước xôn xao.
- À, tui hiểu rồi. Đề thi tốt nghiệp, đề thi đại học môn Văn vừa rồi cũng có dạng mở như vậy mà!
- Bây giờ nó thành phong trào rồi. Mới đây có nhà xuất bản nhanh nhạy tổ chức một cuộc thi “ra đề và viết văn theo hướng mở” rồi đem in thành sách “luyện đề văn mở”. “Mở” mà cũng có sách “văn mẫu”. Mở với chả đóng!
- Sách là để người dạy, người học tham khảo thôi. Tôi thấy cách ra đề này hay mà!
- Thì đúng là cách ra đề này giúp rèn luyện khả năng tư duy độc lập, khơi gợi góc nhìn táo bạo bất ngờ của học sinh. Nhưng không phải giáo viên nào cũng… theo kịp “đề mở” này đâu ông ơi. Cách ứng xử của chính những thầy cô ra loại đề ấy nhiều khi lại không khớp với tư duy của học trò trong từng bài làm, nên đã xảy ra những tình huống dở khóc dở cười mà học trò tuổi teen gọi đùa là “mở nhưng khó đỡ”!
- Ông nói tui mới nhớ, đề thi Văn nghị luận tuyển sinh đại học giờ cũng đã “mở” nhiều như cái vụ bàn về thần tượng mới đây nhưng cách chấm cũng như ba - rem điểm chủ yếu vẫn theo lối cũ: chẻ nhỏ cơ số điểm để áp vào từng ý đúng - đủ, chứ không phải cho điểm về sự hay - lạ - bất ngờ.
- Thì đó, muốn phát huy khả năng cảm thụ, sáng tạo của học trò thì chuyện chấm văn cũng phải thay đổi chứ không thể làm trong cái khuôn đúc sẵn! Mở như thế thì mở làm gì?
BA PHA