Chú Tám xe ôm thắc mắc:<br>
- Tại hội nghị ngoại giao, Tổng Bí thư nhận định: "Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn sẽ quyết liệt, chính trị cường quyền quay trở lại mạnh hơn, nhất là trong khu vực". Chính trị cường quyền là gì vậy bây?
Chú Tám xe ôm thắc mắc:
- Tại hội nghị ngoại giao, Tổng Bí thư nhận định: “Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn sẽ quyết liệt, chính trị cường quyền quay trở lại mạnh hơn, nhất là trong khu vực”. Chính trị cường quyền là gì vậy bây?
Anh Tư Bốn tìm cách giải thích:
- Nói nôm na, kiểu như mấy ông hàng xóm của chú có thế lực hơn, giàu hơn, “đô con” hơn hoặc nhà có “đồ chơi”, “hàng nóng” gì đó nên hay cậy thế lên mặt với mọi người. Chính trị cường quyền là nói về những quốc gia có ưu thế về chính trị, quân sự, kinh tế nên “mạnh ăn mạnh nói”, lấn lướt những nước nhỏ. Chính vì vậy, đối với những quốc gia nhỏ thì nhiệm vụ giữ vững môi trường hòa bình, ổn định sẽ gặp nhiều thách thức.
Chú Tám chắt lưỡi:
- Chà, gặp mấy ông “đại gia” lấn lướt kiểu vầy, phải làm sao?
Anh Tư Bốn cười:
- Có một chuyên gia về ngoại giao ở Singapore cho rằng “nước nhỏ phải hành xử như nước nhỏ”, nói theo dân gian là hổng nên “cương” để rồi phải đi gặp “bác sĩ Cường”. Tuy nhiên, quan điểm này vấp phải rất nhiều phản đối. Nhiều chuyên gia khác cho rằng các nước nhỏ sẽ mạnh hơn nếu biết liên kết lại duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực, mà Cộng đồng ASEAN là một ví dụ cụ thể. Bên cạnh đó, cần biết phát huy vị thế, vai trò của Liên hợp quốc. Đặc biệt, các nước nhỏ cần phải đặc biệt linh hoạt và nhạy bén trong chính sách ngoại giao.
Chú Tám gật gù:
- Nước mình tuy nhỏ nhưng mấy ngàn năm nay vẫn tồn tại bên cạnh “ông hàng xóm khổng lồ”, đó là nhờ đường lối ngoại giao mềm dẻo, linh hoạt, đúng đắn nhưng với nguyên tắc đặt lợi ích quốc gia lên trên hết. Đừng quên câu chuyện anh chàng David nhỏ bé đã chiến thắng gã khổng lồ Goliath nha.
Ong mật