Báo Đồng Nai điện tử
En

Lấy gì kéo?

11:09, 18/09/2016

Chú Tám xe ôm ngồi trầm ngâm hồi lâu, rồi đột nhiên hỏi:<br>

- Nếu bây nuôi 2 con gà, một con đẻ sai, trứng to, chất lượng, con kia ngược lại đẻ thưa, đẻ không đều, quả trứng nhỏ, giá trị sản phẩm thấp hơn thì bây chọn đầu tư cho con nào?

Chú Tám xe ôm ngồi trầm ngâm hồi lâu, rồi đột nhiên hỏi:

- Nếu bây nuôi 2 con gà, một con đẻ sai, trứng to, chất lượng, con kia ngược lại đẻ thưa, đẻ không đều, quả trứng nhỏ, giá trị sản phẩm thấp hơn thì bây chọn đầu tư cho con nào?

Anh Tư Bốn ngạc nhiên, nhưng vẫn trả lời:

- Tất nhiên là con chọn đầu tư cho con gà thứ nhất, vì mang lại hiệu quả cao.

Chú Tám vỗ đùi:

- Thì vậy, ai cũng thấy là phải đầu tư vào nơi tạo ra hiệu quả cao hơn. Vậy vì sao các tỉnh, thành khu vực Đông Nam bộ đóng góp 45% GDP, 50% giá trị công nghiệp, 49% xuất khẩu, 52% cho số thu ngân sách của cả nước nhưng ngân sách đầu tư phát triển cho Đông Nam bộ chỉ có hơn 18%? Làm nhiều, hưởng ít vậy lấy gì để tái đầu tư để phát triển tiếp?

Anh Tư Bốn hiểu ra:

- À, chú bức xúc vụ đó hả? Cũng phải thông cảm, ngân sách Nhà nước như cái bánh ga-tô, chỉ có nhiêu đó mà địa phương nào cũng muốn có phần. Hơn nữa, Trung ương cũng muốn ưu tiên cho các tỉnh nghèo, khó khăn nhằm xóa dần khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền.

Chú Tám lắc đầu:

- Tao nghĩ nếu cứ giữ cái tư duy phát triển “dàn hàng ngang” vậy, coi chừng nghèo hoài. Như một gia đình nghèo, đông con, muốn thoát nghèo thì phải đầu tư có trọng điểm, chẳng hạn chọn đứa có năng lực cho học đại học, học nghề, sau khi mấy đứa này học thành tài, khá lên thì quay lại giúp mấy đứa kia. Trong phát triển đất nước nên chọn những địa phương, khu vực có năng lực, tiềm năng để đầu tư tạo cú hích đủ mạnh, từ đó mới “kéo” các địa phương khác. Làm “đầu tàu” mà không đủ “xăng nhớt” vận hành thì lấy gì “kéo”?

Ong mật

Tin xem nhiều