Thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn), thời gian qua, cục đã tập trung vào việc đàm phán và hoàn tất hồ sơ, thủ tục kỹ thuật xuất khẩu trái cây Việt Nam sang nhiều thị trường khó tính, như: Nhật Bản, Mỹ, Úc, New Zealand…
Thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn), thời gian qua, cục đã tập trung vào việc đàm phán và hoàn tất hồ sơ, thủ tục kỹ thuật xuất khẩu trái cây Việt Nam sang nhiều thị trường khó tính, như: Nhật Bản, Mỹ, Úc, New Zealand…Chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của Nhật Bản vừa tham gia chương trình tập huấn cho nông dân về xây dựng thương hiệu xoài Đồng Nai với mục tiêu xuất khẩu vào thị trường này. Người Nông Thôn (NNT) tui mang thông tin này trao đổi với bà con.
- Theo NNT tui được biết, Đồng Nai và Nhật Bản đang có mối quan hệ chặt chẽ về hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp. Cụ thể, các chuyên gia Nhật Bản sẽ cùng đồng hành với doanh nghiệp, nông dân Đồng Nai, hướng dẫn từ khâu sản xuất đến sơ chế, thủ tục xuất khẩu sang Nhật Bản.
- Nghe thông tin này, nông dân chúng tôi rất mừng vì được “gỡ” đúng chỗ khó là thiếu thông tin về yêu cầu của thị trường xuất khẩu. Hiện nay, các thị trường khó tính khác cũng mở cửa cho những loại trái cây mà Đồng Nai có lợi thế về diện tích, như: Úc cũng sẽ mở cửa cho trái xoài; New Zealand mở cửa cho trái chôm chôm; Đài Loan với trái thanh long ruột đỏ... Tuy đây là cơ hội lớn nhưng chúng tôi cũng rất lo vì mỗi thị trường có những tiêu chuẩn và yêu cầu sản xuất khác nhau. Chúng tôi mong được cung cấp thông tin sâu hơn về từng thị trường cụ thể và được định hướng trong sản xuất như trường hợp chuẩn bị cho trái xoài vào thị trường Nhật Bản.
- Thời gian qua, Đồng Nai đang đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, nhất là trong lĩnh vực kết nối, tìm thị trường xuất khẩu nông sản. Tỉnh cũng đang quy hoạch lại sản xuất nông nghiệp, xây dựng các vùng chuyên canh cho cây xoài, chôm chôm, thanh long... theo định hướng sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, an toàn để đáp ứng thị trường xuất khẩu. Ở đây sẽ hình thành các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản. Theo đó, nông dân có thể yên tâm tập trung cho khâu sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Người Nông Thôn