Nói đến Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là nói đến một vị tướng toàn vẹn, đức độ "sáng trong như ngọc", tài năng thao lược xuất chúng, Đại tướng của quân đội và cũng là Đại tướng của nhân dân.
Nói đến Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là nói đến một vị tướng toàn vẹn, đức độ “sáng trong như ngọc”, tài năng thao lược xuất chúng, Đại tướng của quân đội và cũng là Đại tướng của nhân dân.
[links(left)]Lăn lộn trong phong trào cách mạng, lúc tham gia, lúc được giao trọng trách, lúc hoạt động bí mật, lúc công khai, cả khi bị tù đày, bao giờ Đại tướng cũng giữ vững lòng trung thành với sự nghiệp cách mạng. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, với bất cứ nhiệm vụ gì, Đại tướng đều tận tâm, tận lực vì Đảng, vì dân. Lòng trung thành vô hạn của Đại tướng hiển hiện cả trong lời nói, trong bài viết, trong việc làm, nhất là trong việc làm. Tất cả đều nhất quán, trở thành bản lĩnh Nguyễn Chí Thanh.
* Con người của những đột phá
Thiếu tướng, PGS - TS. Vũ Quang Đạo, Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam trong hội thảo mới đây về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã khẳng định: “Đại tướng là tấm gương một con người gắn bó với thực tiễn, luôn coi thực tiễn là mảnh đất hiện thực cho mọi hoạt động và là đích đến của mình. Bản lĩnh của Đại tướng, tư cách và năng lực của Đại tướng là yếu tố quyết định để Đảng và Bác Hồ tin cậy, giao cho ông những trọng trách lớn và đa lĩnh vực, có khi tưởng chừng trái ngược nhau, mà đó lại là những lĩnh vực, những công việc đòi hỏi tài năng lãnh đạo, tài năng tổ chức thực tiễn”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (bìa phải) dự Hội nghị Đảng bộ xã Đại Nghĩa, Hà Đông tháng 10-1961. |
Nguyễn Chí Thanh là con người của những đột phá. Đột phá trong những chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo,
Sinh thời, Bác Hồ gọi chủ nghĩa cá nhân là giặc - giặc nội xâm, một thứ giặc nguy hiểm hơn cả lũ xâm lược, vì nó luôn ẩn náu ở trong mỗi chúng ta, phải luôn cảnh giác và kiên quyết chống lại nó. Nguyễn Chí Thanh là một trong những người học trò đầu tiên của Người đã nổ những phát súng đầu tiên vào lũ giặc này - chủ nghĩa cá nhân. Không chỉ nói và viết để chống chủ nghĩa cá nhân, chính cuộc sống của ông, một người liêm khiết, thanh bạch, giản dị, không màng danh lợi, chỉ một lòng sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng và Tổ quốc giao phó, tự nó đã làm nên một tấm gương đạo đức. |
đột phá trong tổ chức thực tiễn, nhưng trước hết là đột phá từ chính tư duy. Có thể nói, Nguyễn Chí Thanh xuất hiện ở đâu thì ở đó có cái mới, là ở đó tình hình có những chuyển biến tích cực. Đấu tranh chính trị, xây dựng và củng cố phong trào cách mạng ở Thừa Thiên - Huế đẩy lên đấu tranh vũ trang, kết hợp chiến tranh du kích và từng bước gây dựng lực lượng chủ lực, chuẩn bị cho những trận đánh lớn hơn; bám sát bộ đội - những nông dân mặc áo lính, giáo dục lòng yêu nước và lý tưởng cách mạng cho họ, làm cho họ trở thành chiến sĩ cách mạng được vũ trang; bám sát nông dân và mặt trận nông nghiệp, góp phần thay đổi cách nghĩ, cách làm của nông dân, chuyển biến tình hình nông thôn; bám sát chiến trường miền Nam, bám sát bộ đội, du kích và đồng bào, dấy lên phong trào “bám thắt lưng Mỹ mà đánh, tìm Mỹ mà diệt”, nhân rộng mô hình “Vành đai diệt Mỹ”…
* Ngọn cờ đầu
Sinh thời, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh công tác ở nhiều lĩnh vực khác nhau và đều có khả năng phát triển các lĩnh vực đó thành ngọn cờ đầu, nên ông còn được gọi là “Vị tướng phong trào”. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trên cương vị Bí thư Trung ương Cục miền Nam, Đại tướng đã căn cứ vào tình hình địch và khả năng tác chiến của quân đội và nhân dân ta, đề xuất cách đánh thông minh, sáng tạo “nắm thắt lưng địch mà đánh”.
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp trao đổi tình hình chiến sự ở miền Nam năm 1967. |
Có thể khẳng định, đây là sự vận dụng hết sức sáng tạo nghệ thuật quân sự truyền thống “lấy ít địch nhiều”, “lấy yếu chống mạnh” của ông cha ta vào cuộc chiến tranh chống quân Mỹ xâm lược, có tiềm lực kinh tế, quân sự hơn ta gấp nhiều lần. Nắm vững và vận dụng sáng tạo nghệ thuật tác chiến quân sự này, quân đội và nhân dân ta trên các chiến trường đã lập nên những chiến công to lớn, “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Trải qua thời gian, tư tưởng, nghệ thuật tác chiến “nắm thắt lưng địch mà đánh” của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh vẫn giữ nguyên giá trị lý luận và có ý nghĩa thực tiễn hết sức sâu sắc, nhất là trong điều kiện chiến tranh địch sử dụng vũ khí, phương tiện công nghệ cao ngày nay.
Học tập Nguyễn Chí Thanh, chúng ta học tập một mẫu mực về tư duy năng động, nhạy bén, sắc sảo và cũng là một mẫu mực về tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Trung thành với lý luận Mác-xít, trung thành với tư tưởng Hồ Chí Minh, với đường lối, quan điểm của Đảng, nhưng ông luôn vận dụng sáng tạo trong những tình hình cụ thể, ở những nhiệm vụ, những lĩnh vực cụ thể, trong hoàn cảnh cụ thể. Gắn bó với thực tiễn, gắn bó với nhân dân, ông nhấn mạnh phải theo “đường lối quần chúng”, phải học tập quần chúng, học tập nhân dân, nhưng ông đề cao vai trò người lãnh đạo, phê phán lối làm việc kiểu “theo đuôi” quần chúng. |
Trở lại những năm tháng đánh Mỹ, mỗi chúng ta đều hiểu rõ, quân đội Mỹ là đội quân nhà nghề được trang bị vũ khí, khí tài hiện đại bậc nhất thế giới. Dựa vào sự vượt trội về vũ khí, phương tiện chiến tranh, nghệ thuật tác chiến chủ đạo của quân đội Mỹ là thiết xa vận và trực thăng vận, trên cơ sở được chi viện mạnh mẽ của hỏa lực pháo binh và không quân. Điểm mạnh cơ bản của quân địch là cơ động nhanh, hỏa lực mạnh, độ chính xác cao, nhanh chóng đè bẹp đối thủ khi sử dụng nghệ thuật tác chiến theo lối chính quy, hai bên cùng dàn trận đôi công tác chiến trực diện. Điểm yếu chí mạng của quân đội Mỹ là khi đối phương sử dụng nghệ thuật tác chiến áp sát và quần lộn trên một khu vực chiến trường hẹp, thì các loại vũ khí, phương tiện hiện đại không phát huy được tính năng kỹ thuật, chiến thuật. Phát hiện được điểm yếu chí mạng này của quân đội Mỹ, nghệ thuật tác chiến “nắm thắt lưng địch mà đánh” đã được Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đề xuất và áp dụng rộng rãi trên các chiến trường của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Địa đạo Củ Chi là một căn cứ kháng chiến nằm sát nách Sài Gòn - trung tâm kinh tế, chính trị và được bố trí một lực lượng quân sự khổng lồ của Mỹ - ngụy. Quân, dân Củ Chi đã dũng cảm, ngoan cường đánh bại các cuộc hành quân quy mô lớn và hết sức tàn bạo bằng các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại của quân địch trong suốt cuộc chiến tranh. Có thể khẳng định, nơi đây đã thể hiện sinh động nhất và phát huy cao độ nghệ thuật tác chiến “nắm thắt lưng địch mà đánh” của quân và dân Nam bộ. Tính sáng tạo của cách đánh này là, quân và dân ta đã tối thiểu hóa sức mạnh của binh khí và kỹ thuật hiện đại của quân địch, nhưng phát huy tối đa sức mạnh của quân đội ta, bởi lối đánh gần, áp sát đối phương. Sự sáng tạo đó được thực hiện trên nền tảng lý luận nghệ thuật quân sự vừa hiện đại, vừa quán triệt sâu sắc tư tưởng quân sự của ông, cha. Điều quan trọng hơn, nghệ thuật tác chiến được khái quát hết sức ngắn gọn trong sáu chữ, dễ hiểu, dễ nhớ, mỗi người lính đều có thể thực hiện khi giữ bất kỳ cương vị nào trong tác chiến và trong từng hoàn cảnh chiến đấu cụ thể.
Những người có kiến thức về quân sự đều hiểu rõ, cách đánh là vấn đề cốt lõi của nghệ thuật quân sự. Tài năng của một vị tướng được thể hiện một cách sinh động nhất ở cách đánh mà vị tướng đó sáng tạo ra, chuyển hóa cho cấp dưới và binh sĩ dám đánh, biết đánh và chiến thắng. Cần nhận thức sâu sắc rằng, đây là những bài học thực tiễn hết sức sinh động cho hiện tại và tương lai, được xuất phát từ một tư duy sáng tạo hết sức tài tình của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Minh Ngọc (tổng hợp)