Ra đời với mục đích dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật, hơn một năm nay Cơ sở gỗ mỹ nghệ Ngọc Trâm( xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc) đã trở thành mái nhà chung của những mảnh đời bất hạnh.
Ra đời với mục đích dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật, hơn một năm nay Cơ sở gỗ mỹ nghệ Ngọc Trâm( xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc) đã trở thành mái nhà chung của những mảnh đời bất hạnh.
Bản thân là người khuyết tật, ông Huỳnh Văn Oanh hiểu và đồng cảm với những người cùng cảnh ngộ, vì thế ông luôn mong ước giúp họ có thu nhập ổn định, từ đó có thể vượt qua những mặc cảm, tự ti để hòa nhập vào cuộc sống. 20 năm gắn bó với nghề điêu khắc, ông Oanh nhận thấy công việc này rất phù hợp với điều kiện của người khuyết tật, nên đầu năm 2010 ông quyết định thành lập cơ sở Ngọc Trâm, chuyên sản xuất tranh ghép gỗ, tranh thư pháp và các sản phẩm trang trí nội thất từ nguyên liệu mây, tre.
Hơn một năm hoạt động, cơ sở đã đào tạo nghề miễn phí và giải quyết việc làm cho hàng chục học viên. Anh Nguyễn Thành Công, học viên đến từ tỉnh Bình Thuận cho biết, trước đây anh làm nghề mua ve chai dạo, cực nhọc nhưng mức thu nhập rất bấp bênh. Rất may, có người quen giới thiệu anh đến học nghề. Chỉ sau 3 tháng học việc, anh và các học viên có thể nhận hàng làm khoán với thu nhập bình quân từ 1,7-2,5 triệu đồng/tháng. Đến nay tay nghề của anh đã vững vàng, có thể chỉ lại cho các anh em mới vào.
Ông Phạm Trung Toàn, Chủ nhiệm hợp tác xã người khuyết tật Phú Hòa (huyện Xuân Lộc) thì cho biết, sau khi tìm hiểu nhiều mô hình hoạt động dành cho của người khuyết tật, ông thấy nghề sản xuất gỗ mỹ nghệ rất phù hợp. Vì thế sắp tới ông Toàn sẽ gửi xã viên đến cơ sở Ngọc Trâm để học nghề để sau đó về triển khai, nhân rộng trong hợp tác xã.
Hải Đình