Người Việt trong nước gặp nhau hay bàn chuyện ăn uống. Ra tới hải ngoại cũng không khác. Đi làm tối mắt tối mũi cả tuần, được ngày nghỉ là gia đình, bè bạn lại tụ tập tính chuyện... ăn!
Người Việt trong nước gặp nhau hay bàn chuyện
ăn uống. Ra tới hải ngoại cũng không khác. Đi làm tối mắt tối mũi cả tuần, được ngày nghỉ là gia đình, bè bạn lại tụ tập tính chuyện... ăn!Trong lĩnh vực
ăn uống, người Tây phải kiêng nể dân ta. Không kiêng nể sao được, khi một công trình khảo sát quốc gia mới nhất ở Canada cho biết có đến 50% phụ nữ bản xứ thú nhận không có khả năng chuẩn bị một bữa cơm chiều cho gia đình, phải đi ăn nhà hàng, hoặc mua thức ăn chế biến đông lạnh, hoặc phải mướt mồ hôi vật lộn với những mẫu recipe hướng dẫn cách nấu một món gì đó, còn phụ nữ ta thì chẳng những ai cũng lo được bữa ăn chu đáo cho chồng con mỗi ngày, mà còn nấu được những món ăn cầu kỳ không kém thua nhà hàng. Ở bên đây, các công sở lâu lâu hay tổ chức kiểu tiệc gọi là "potluck", mỗi người nấu một món ở nhà mang đến để mọi người cùng trao đổi thưởng thức. Lắm ông bà Tây chẳng biết nấu, ra siêu thị mua bịch trái cây hoặc hộp kem hương vị va-ni hay sô-cô-la góp vào. Dân Việt thường có tiếng hào phóng trong chuyện ăn uống thì làm hai ba món thịnh soạn đem tới. Nào chả giò, bì cuốn, nào bún xào, bánh ướt, nào bánh hỏi, heo quay... Thức ăn người Việt bao giờ cũng là món được chiếu cố tận tình, hết nhẵn trước. Không cứ gì dân bản xứ Canada, mà dân nhập cư từ các nước châu Á, châu Âu và châu Mỹ la-tinh đều mê cái khẩu vị mà họ đánh giá là "lạ miệng và ngon tuyệt" của dân mình.Trong vòng hơn ba thập kỷ qua, thức
ăn Việt Nam nhanh chóng thiết lập uy tín của mình trên đất Canada. Nó đã trở thành một trong những món "khoái khẩu" trong đời sống của những người không biết nói tiếng Việt.Ghé phố Tàu ở thành phố Calgary vào buổi trưa, bạn sẽ thấy hàng dài người kiên nhẫn
đợi trước một cái quán Việt Nam chật hẹp, khiêm tốn. Đông nhất là dân "office" da trắng và những người chủng tộc khác ăn mặc lịch sự, sang trọng. Họ xếp hàng chờ mua một ổ bánh mì cho bữa ăn trưa. Bánh mì thập cẩm, xíu mại, gà sa-tế, bò sa-tế, chả lụa, bì, hay bánh mì chay... Người Việt làm giàu ở Canada chỉ nhờ vào một tiệm bán bánh mì là chuyện thường. Cũng thứ bột mì, cũng rau, cũng thịt, nhưng với gia vị nêm nếm và nước sốt chế biến kiểu riêng, ổ bánh mì Việt giòn thơm ngon, ăn "đã" hơn ổ bánh mì Tây nhiều. Nhiều người Canada liệt kê bánh mì Việt Nam như một trong những món ăn ưa chuộng của họ.Đ
ó là mới nói đến bánh mì, chưa kể tới những món như phở, bún, cơm, chả giò, gỏi cuốn, bò tôm nướng vỉ, bò nhúng giấm, cà phê sữa đá, sinh tố bơ... Tự bao giờ những từ vựng này đã trở nên quen thuộc với nhiều người dân ở đây. Họ không cần dịch ra tiếng Anh, mà dùng luôn bằng tiếng Việt. Người Việt nào không tự hào khi bước chân vào một nhà hàng Việt Nam thấy đầy thực khách với các sắc tộc khác nhau, cầm đũa nhuần nhuyễn, đang xì xụp với tô phở nóng hổi trước mặt. Họ thưởng thức vị ngon của nó đến khi cái tô sạch bong, không chừa lại chút nước lèo nào như thói quen người mình.Chẳng phải "mèo khen mèo dài
đuôi", nhưng tôi cứ hay so sánh với hai cộng đồng "đàn anh" là người Hoa và người Ấn. Họ có hơn 150 ngàn người trong thành phố 1 triệu dân của Calgary, và có mặt ở đây hơn 100 năm rồi. Các món ăn của họ trở nên quen thuộc với dân bản xứ là lẽ đương nhiên. Còn dân Việt mình "sanh sau đẻ muộn", mới tới đây được trên dưới 30 năm, tổng cộng chưa tới 15 ngàn người, nhưng tên tuổi những món ăn của ta đang bắt đầu lấn lướt hai đàn anh khổng lồ trên. Có tới hơn 200 nhà hàng Việt Nam lớn nhỏ len lỏi khắp các ngõ ngách của thành phố, từ khu sang trọng của dân khá giả vùng tây bắc cho đến khu tồi tàn hơn của dân nhập cư vùng đông nam, nơi đâu cũng có quán ăn người Việt. Kẻ sang người hèn đều ghé đến.Tại các thành phố lớn hơn như Toronto, Montreal, Vancouver, tiếng t
ăm của đồ ăn ta còn lẫy lừng hơn. Nếu có dịp dừng chân ở phố Tàu Toronto vào một chiều mùa hạ, bạn sẽ bắt gặp những hình ảnh thân quen ở quê nhà: cụ bà răng nhuộm đen, lưng còng, đầu đội nón lá với những bó rau muống, rau đay, rau dền, rau mùng tơi còn tươi xanh bày bán ngay trên hè phố; những biển quảng cáo tiếng Việt hẳn hoi viết bằng bút lông nguệch ngoạc trên những bìa carton: "Cắt tóc đại hạ giá", "Bói chỉ tay, Bói bài, Coi tướng số, Chấm tử vi - giá phải chăng" sát bên những quán ăn Việt Nam. Dân lao động Toronto cả Việt lẫn Tây và các dân tộc khác đều quen thuộc những tiệm "Food to go" của người Việt, với năm đô-la là có được một bữa ăn tối đàng hoàng, ngon miệng. Một phần cơm, một món mặn tự chọn, thịt kho trứng, cá chiên, hay đậu hũ nhồi thịt, một món rau như rau muống xào tỏi hay canh cải, canh chua. Ngán cơm thì chọn bún. Bún thịt nướng, bún chả giò, bún bì, bún chạo tôm, với rau xà lách, rau thơm trộn với dưa leo bằm nhỏ và nước mắm chua ngọt.Phải nói, thức
ăn Việt Nam quyến rũ mọi người không chỉ vì hương vị tinh tế, đặc biệt, mà còn do giá rẻ. Một tô phở tái size lớn nhất (chắc phải bằng tới ba tô phở ở quê nhà) hay một dĩa cơm sườn nướng bì chả (tất nhiên cũng phải gấp đôi, gấp ba dĩa cơm trong nước) và một ly cà phê sữa đá, chỉ tốn khoảng 10 đô la. Với số tiền 10 đô, bạn chẳng thể gọi được món ăn gì cho ra hồn ở một nhà hàng Tây, Tàu, Nhật, hay Ấn.Tại sao
đồ ăn Việt lại bán rẻ hơn mà vẫn có lời? Người Việt ta bên cạnh bản tính lao động siêng năng, chịu thương chịu khó, họ còn biết cách tổ chức và tính toán giỏi với phương châm "lấy công làm lãi". Hầu như nhà hàng Việt Nam nào cũng được mở ra với sự ủng hộ của gia đình, bà con. Nhân viên đa số là người nhà. Các cậu trai, cô gái mặt mũi trẻ trung sáng sủa, biết chút Anh ngữ thì phụ chạy bàn, tiếp khách. Bố mẹ, người già quê mùa tiếng Anh lắp bắp thì lo mọi chuyện sau bếp. Họ thường không phải thuê "đầu bếp chuyên nghiệp" rất tốn kém, bởi nấu được các món ăn phù hợp khẩu vị của Tây không phải là công việc khó khăn lắm với những người Việt thông minh và giàu sáng tạo.Ông cha ta bấy lâu hay truyền tụng "
ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật", nhưng thực tế cho thấy đồ ăn Tàu "lênh láng dầu mỡ" và quá nhiều "empty calories" (năng lượng giả), đang dần dần bị mất uy tín do quan điểm mới về dinh dưỡng và sức khỏe của thực khách phương Tây hiện nay.Tây quý
đồ ăn ta như vậy, mà ta thì lại quá... "sính ngoại". Quả là "bụt chùa nhà thường không thiêng". Đồng bào trong nước muốn tỏ ra sang phải đi ăn pizza, gà rán KFC, hay hamburger của McDonald’s, những thứ "fast food" mà người Tây lên án mạnh mẽ vì chúng là thủ phạm của các căn bệnh tim mạch, béo phì và tiểu đường. Còn đồng bào ta bên này muốn tỏ ra sành điệu thì phải đi nhà hàng Tàu sáng ăn "điểm sấm", trưa ăn "há cảo", hay đi nhà hàng Nhật ăn "sushi" uống rượu "sakê". Tổ chức đám cưới thì cứ phải nhà hàng Tàu chục món, khai vị với "bát bửu" và "súp vi cá". Tiệc nào cũng giống tiệc nào. Khách ăn tới món thứ ba, thứ tư đã ních bụng, còn lại mấy món cuối bồi bàn phải phân phối hộp giấy cho ai tiếc thì gói mang về, mấy ngày sau ăn không nổi lại vứt vào sọt rác. Dân ta thừa nhận không thể ăn đồ Tây, đồ Tàu hay đồ Nhật hai ba ngày liên tiếp được.Một người bạn Tây có lần đi dự tiệc cưới Việt Nam ở nhà hàng Tàu thắc mắc: "Đồ ăn Việt phong phú và ngon miệng như thế, tại sao không thấy người Việt đãi tiệc cưới với thức ăn Việt?". Tôi không biết trả lời sao. Nghĩ cũng lạ. Xa quê vạn dặm, người mình vẫn tuân thủ bao nét truyền thống trong cưới xin, từ trang phục cô dâu chú rể với áo dài khăn đóng đến các thủ tục bái lạy bàn thờ tổ tiên, rước dâu..., thế mà món ăn Việt Nam lại hoàn toàn vắng bóng trong thực đơn tiệc cưới.
Tôi nhớ lúc chiều đi dạo phố, lòng nao nao với không khí Tết đã bắt đầu ở các tiệm thực phẩm Á Đông. Những đòn bánh chưng, bánh tét, những lọ dưa hành củ kiệu, những hộp bánh mứt rực rỡ sắc màu nhãn hiệu "Made in Vietnam" đã vượt qua nửa vòng trái đất đến tay bà con kiều bào và dân bản xứ của châu lục Bắc Mỹ. Tôi kiêu hãnh nghĩ đến lời nhận xét của một người bạn đồng nghiệp Canada: "Suốt bao thế kỷ qua, người Tây phương tìm cách khuất phục dân Việt Nam bằng những đội quân viễn chinh hùng mạnh, còn bây giờ người Việt đang "khuất phục" lại họ bằng nền văn hóa ẩm thực độc đáo của mình".
Tháng giêng 2010
Nguyễn Thị Tư (*)
(*) Nguyễn Thị Tư, từng là hội viên Hội Văn học - nghệ thuật tỉnh Đồng Nai, hiện định cư tại Canada.