Báo Đồng Nai điện tử
En

Hoa Sữa nở vào... mùa xuân

10:01, 17/01/2009

Lâu nay, nhiều người gần như đã rất thân quen với hoa Sữa và mùa thu. Có lẽ không mấy người không biết đến câu hát nhẹ nhàng, sâu lắng đã đưa vào lòng người cả mùi vị: “Hoa Sữa vẫn ngọt ngào đầu phố đêm đêm” của nhạc sĩ Hồng Đăng, hoặc Phú Quang với: “Ta còn em mùi hoa Sữa”... Trịnh Công Sơn trong Nhớ mùa thu Hà Nội cũng thầm thì: “Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội. Mùi hoa Sữa về thơm lừng ngọn gió...”. Giáo sư Phạm Hoàng Hộ trong công trình nghiên cứu “Cây cỏ Việt Nam” cho rằng: Cây Sữa còn gọi Mò Cua, thuộc họ trúc đào (Apócynaceae) có tên khoa học là Alstonia Scholaris (L.) R.Br. Trong Tài nguyên cây gỗ Việt Nam, tác giả Trần Hợp cũng xác định: “Cây Sữa (Mò Cua) ra hoa tháng 8-9. Cụm hoa dạng xim tán. Hoa nhỏ, màu vàng nhạt, mùi thơm hắc, khó chịu...”.

Lâu nay, nhiều người gần như đã rất thân quen với hoa Sữa và mùa thu. Có lẽ không mấy người không biết đến câu hát nhẹ nhàng, sâu lắng đã đưa vào lòng người cả mùi vị: “Hoa Sữa vẫn ngọt ngào đầu phố đêm đêm” của nhạc sĩ Hồng Đăng, hoặc Phú Quang với: “Ta còn em mùi hoa Sữa”... Trịnh Công Sơn trong Nhớ mùa thu Hà Nội cũng thầm thì: “Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội. Mùi hoa Sữa về thơm lừng ngọn gió...”. Giáo sư Phạm Hoàng Hộ trong công trình nghiên cứu “Cây cỏ Việt Nam” cho rằng: Cây Sữa còn gọi Mò Cua, thuộc họ trúc đào (Apócynaceae) có tên khoa học là Alstonia Scholaris (L.) R.Br. Trong Tài nguyên cây gỗ Việt Nam, tác giả Trần Hợp cũng xác định: “Cây Sữa (Mò Cua) ra hoa tháng 8-9. Cụm hoa dạng xim tán. Hoa nhỏ, màu vàng nhạt, mùi thơm hắc, khó chịu...”.

Hoa sữa

Ít ai ngờ là hơn nửa thế kỷ nay, ở đất Đồng Nai có một cây Sữa lại nở hoa vào mùa xuân. Cây Sữa cổ thụ này hiện vẫn đang tồn tại tại Trung tâm khoa học và sản xuất lâm nghiệp Đông Nam bộ (thuộc Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam) nằm trên địa phận thị trấn Trảng Bom (huyện Trảng Bom). Do nằm cạnh khu văn phòng vừa được chỉnh trang lại nên vào đầu mùa mưa năm rồi, Trung tâm khoa học và sản xuất lâm nghiệp Đông Nam bộ đã phải chặt tỉa toàn bộ tàng cây vươn ra đến 5 mét của cây Sữa đồ sộ này.

Thạc sĩ Trần Văn Sâm, Phó giám đốc Trung tâm khoa học và sản xuất lâm nghiệp Đông Nam bộ (TTKH&SX LN ĐNB) cho biết: “Chúng tôi xác định cây Sữa này đến nay đã 65 tuổi, căn cứ vào tài liệu lưu trữ của thủy lâm Đông Dương còn để lại. Theo đó, vườn sưu tập thảo mộc Trảng Bom này thành lập năm 1905. Đến năm 1944, toàn bộ khu vườn tự nhiên được đốn bỏ, để trồng 200 sắc mộc (loại cây trồng), trong đó có 50 sắc mộc thiên nhiên (loại cây bản địa). Cây Mò Cua này nằm trong danh sách đó. Hiện nay, cây Mò Cua này có chiều cao 36 mét, đường kính thân cây 1,46 mét, gốc cây có chu vi 4,6 mét, hai người choàng tay ôm không hết!”.

Ông Nguyễn Văn Viện, phụ trách công tác bảo vệ đã 22 năm tại TTKH&SX LN ĐNB cho biết: “Hàng năm, cây Sữa này bắt đầu trổ hoa vào đầu năm dương lịch và kéo dài đến một tháng mới dứt. Đến mùa hoa, cả khu vực Trảng Bom nằm cạnh trung tâm còn nghe mùi. Vào những đêm trăng, mùi hoa Sữa lan tỏa đến nồng nặc, chịu không nổi. Sáng ra nhìn thấy hoa rụng trắng một khoảng sân rộng tạo thành lớp dày, phải cào hốt, chứ không quét được! Năm rồi, do ảnh hưởng thời tiết nên mãi đến cuối xuân, cây Sữa này mới trổ hoa!...”.

Cây hoa sữa tại Trung tâm khoa học và sản xuất lâm nghiệp Đông Nam bộ (huyện Trảng Bom).

Khoảng mươi năm gần đây, ở Đồng Nai cũng có nhiều nơi trồng cây Sữa làm cảnh. Xum xuê, tươi tốt nhất là trong khuôn viên cơ quan Huyện ủy Xuân Lộc. Ở thị xã Long Khánh, thị trấn Định Quán cũng có một vài cây. Trong khu cư xá Công an tỉnh ở TP.Biên Hòa có một hàng cây Sữa cao lớn trên mười năm tuổi do những cán bộ từng học tập, sinh sống ở Hà Nội nặng lòng với mùi hương này đem về trồng cũng đều nở hoa vào mùa thu.

Ông Đào Minh Hổ, 85 tuổi, hiện ở phường Quyết Thắng (TP.Biên Hòa) từng có 14 năm (1956 - 1970) làm quản đốc Trung tâm khảo cứu lâm học Trảng Bom (nay là TTKH&SX LN ĐNB) cho biết: “Cây Mò Cua Alstonia Scholaris cổ thụ ở vườn sưu tập thảo mộc Trảng Bom thực tế là loài cây bản địa. Hồi trước ở vùng rừng Trảng Bom loại Mò Cua, mà bây giờ gọi là Sữa mọc rải rác nhiều lắm. Do đây là loại cây có thân gỗ bở, không tốt nên không phải là đối tượng nghiên cứu để ứng dụng của chúng tôi thời bấy giờ. Nhưng đi khảo sát thực địa thấy nó mọc nhiều và có hoa vào lúc tiết trời khô hanh. Có lẽ do thời tiết miền Đông mình phân lập thành hai mùa mưa, nắng trong năm rất rõ rệt, nên Mò Cua trổ bông vào tháng 1 và 2”.

Thạc sĩ Trần Văn Sâm cũng cho rằng: “Cây Sữa ở Trung tâm Đông Nam bộ rộ hoa vào mùa Xuân, chắc là do... thời tiết, khí hậu!”.

Bùi Thuận

 

Tin xem nhiều