Báo Đồng Nai điện tử
En

Vi bằng chỉ là nguồn chứng cứ

07:02, 19/02/2021

 Ông Quách Văn Tước (ngụ H.Tân Phú) thắc mắc, giá trị pháp lý của vi bằng có giống như công chứng hay không?

 Ông Quách Văn Tước (ngụ H.Tân Phú) thắc mắc, giá trị pháp lý của vi bằng có giống như công chứng hay không?

- Về nội dung này, bà Nguyễn Thị Hồng Vân, Trưởng phòng Công chứng số 4 (Sở Tư pháp), Chủ tịch Hội Công chứng viên tỉnh cho biết, giá trị pháp lý của vi bằng khác với giá trị pháp lý công chứng, chứng thực. Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác. Vi bằng là nguồn chứng cứ để tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, TAND, viện KSND có thể triệu tập thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được tòa án, viện KSND triệu tập.

Trong khi đó, văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị tòa án tuyên bố là vô hiệu. Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.

Đoàn Phú (ghi)

 

Tin xem nhiều
Liên kết hữu ích