Báo Đồng Nai điện tử
En

Biện pháp cấm chuyển dịch quyền tài sản

08:09, 14/09/2020

Hỏi: Cha mẹ tôi mất để lại nhà và đất nhưng không để lại di chúc. Hiện anh trai tôi đang quản lý, sử dụng và đứng tên trên giấy tờ nhà đất. Tôi muốn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế của cha mẹ, nhưng sợ trong quá trình tòa án giải quyết vụ án anh tôi bán hoặc tặng cho người khác số tài sản trên. Tôi phải làm sao? Xin được luật sư tư vấn.             

Hỏi: Cha mẹ tôi mất để lại nhà và đất nhưng không để lại di chúc. Hiện anh trai tôi đang quản lý, sử dụng và đứng tên trên giấy tờ nhà đất. Tôi muốn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế của cha mẹ, nhưng sợ trong quá trình tòa án giải quyết vụ án anh tôi bán hoặc tặng cho người khác số tài sản trên. Tôi phải làm sao? Xin được luật sư tư vấn.              

Võ Thành Dũng (H.Di Linh, tỉnh Lâm Đồng)

Trả lời: Từ trình bày của bạn cho thấy, anh trai của bạn không cho bạn biết vì sao lại đứng tên trên giấy tờ nhà đất có thể do các nguyên nhân sau: thứ nhất, nhà, đất được cha mẹ của bạn lập hợp đồng cho, tặng quyền sử dụng đất (QSDĐ), sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất. Trong trường hợp này, di sản thừa kế của cha mẹ bạn không còn, nên không thể đặt vấn đề chia thừa kế. Trường hợp thứ hai: anh trai của bạn có sự “phù phép” trong việc đứng tên trên giấy tờ nhà, đất của cha mẹ. Nếu vậy, anh của bạn đứng tên trên giấy chứng nhận QSDĐ không đúng quy định của pháp luật, bạn có thể gửi đơn khởi kiện anh trai yêu cầu chia di sản thừa kế; đồng thời yêu cầu hủy giấy chứng nhận QSDĐ đất mang tên người anh.

Nếu chuyện của bạn thuộc trường hợp thứ hai, bạn có thể làm đơn khởi kiện anh trai ra tòa án nơi anh trai cư trú. Nếu bạn lo sợ người anh có thể chuyển dịch nhà đất cho người khác kiểu “tẩu tán” tài sản, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, kèm theo đơn khởi kiện, bạn nên làm văn bản đề nghị tòa án nhân dân nơi thụ lý áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: cấm chuyển dịch quyền tài sản đối với tài sản (nhà, đất) đang tranh chấp.

Trong trường hợp này, lưu ý, bạn phải nộp cho tòa án chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng hoặc gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý… do tòa án ấn định nhưng phải tương đương với tổn thất hoặc thiệt hại phát sinh do hậu quả của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng.             

LS Ngô Văn Định

 

Tin xem nhiều