* Dạo này, tôi thấy công an làm gắt vụ thổi nồng độ cồn. Do vậy, mỗi lần có dịp tụ tập bạn bè thì hai vợ chồng tôi đi chung để vợ không uống bia, rượu chở về. Tôi đang băn khoăn là uống rượu xong thì hơi thở nồng nặc mùi rượu. Vậy lúc đó, hôn nhau có lây cồn và thổi nồng độ thì vợ tôi có hay không ạ?
(Anh Hải, 29 tuổi, ngụ P.Hố Nai, TP.Biên Hòa)
Bác sĩ trả lời:
Chào bạn!
Rượu, bia ngày nay đã trở thành thức uống phổ biến, tuy nhiên nếu lạm dụng gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan của cơ thể như: tim mạch, gan, tụy, thần kinh… Sử dụng rượu, bia đã gây nên nhiều vụ tai nạn giao thôngbnghiêm trọng. Và hiện nay, nhà nước ta đã có quy định chặt chẽ hơn về vấn đề này khi tham gia giao thông. Trong đó thổi nồng độ cồn ngày càng được sử dụng phổ biến.
Ảnh minh họa |
Không chỉ bạn mà rất nhiều người thắc mắc, liệu hôn nhau có “lây” cồn và khi ấy thổi nồng độ cồn có hay không? Khi uống rượu, cồn sẽ có trong hơi thở, nước bọt và dịch trào ngược từ dạ dày, nếu hôn đủ lâu, có thể lây cồn từ đối phương. Tuy nhiên, lượng cồn không nhiều và dễ dàng chuyển hóa tại gan và còn phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc.
Nếu trong trường hợp, vợ bạn thổi có nồng độ cồn, có thể trình bày với cơ quan chức năng, đo lại sau 10-15 phút, súc miệng trước khi đo, hay cách để kiểm tra chính xác hơn là xét nghiệm máu kiểm tra lượng cồn tại bệnh viện. Hy vọng, với những chia sẻ trên, giúp cho bạn có được những lựa chọn an toàn cho mình khi tham gia giao thông.
Chân thành cảm ơn!
BS Nguyễn Thị Lài,
Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin