Báo Đồng Nai điện tử
En

Phát triển hệ thống đô thị theo mô hình ''tứ giác đô thị động lực''

07:10, 27/10/2022

Trong báo cáo đầu kỳ quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, bên cạnh việc đưa ra các mục tiêu phương án phát triển kinh tế - xã hội, liên danh đơn vị tư vấn đã đưa ra định hướng phát triển về không gian.

Trong báo cáo đầu kỳ quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, bên cạnh việc đưa ra các mục tiêu phương án phát triển kinh tế - xã hội, liên danh đơn vị tư vấn đã đưa ra định hướng phát triển về không gian.

Đô thị Biên Hòa là một cực phát triển trong mô hình “tứ giác đô thị động lực”
Đô thị Biên Hòa là một cực phát triển trong mô hình “tứ giác đô thị động lực”

Theo liên danh đơn vị tư vấn, đặt trong bối cảnh vùng TP.HCM, Đồng Nai có vị trí án ngữ “hậu phương” phía Đông, là hậu phương lớn nhất kết nối với phần còn lại của đất nước.

Cụ thể, vùng TP.HCM là vùng kinh tế đô thị lớn vào hàng bậc nhất của khu vực Đông Nam Á trên bộ. Lõi đô thị TP.HCM hướng ra cửa biển là vùng vịnh Cần Giờ - Gành Rái, hội tụ nguồn lực của khu vực rộng lớn gồm: Nam Tây nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia, Nam Trung bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Chính vì vậy, có thể nhìn nhận cấu trúc ảnh hưởng của vùng gồm 1 “tiền phương” và 3 “hậu phương” lớn. Trong đó, Đồng Nai án ngữ “hậu phương” phía Đông của TP.HCM, cũng là “hậu phương” lớn nhất do kết nối với phần còn lại của đất nước. Đồng Nai cũng chiếm một đoạn quan trọng trong hành lang ra “tiền phương” của vùng là Cụm cảng Cái Mép - Thị Vải và sân bay Long Thành trong tương lai.

Nhấn mạnh tính liên kết vùng, liên danh đơn vị tư vấn cho rằng, hệ thống đô thị của tỉnh có thể đi theo mô hình “tứ giác đô thị động lực” với Biên Hòa, Nhơn Trạch, Long Khánh và Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa - Vùng Tàu) là các cực phát triển, lấy Long Thành làm hạt nhân trung tâm. Cấu trúc không gian lãnh thổ của Đồng Nai có thể chia làm 3 tiểu vùng, cơ bản kế thừa ranh hành chính các huyện hiện có.

Quỳnh Nhi

 

Tin xem nhiều