Báo Đồng Nai điện tử
En

Liệu bóng đá có cứu được Iraq?

10:07, 26/07/2007

Tạm quên những "tiêu chuẩn" mà các chính trị gia ở Baghdad đang cố đạt được; hy vọng hòa giải dân tộc ở Iraq đã lóe sáng hôm thứ tư trên sân cỏ khi đội tuyển nước này lần đầu tiên vào chung kết Asian Cup. Niềm vui của các cổ động viên Iraq trước chiến thắng của đội nhà trước các cầu thủ Hàn Quốc tại Asian Cup.

Tạm quên những "tiêu chuẩn" mà các chính trị gia ở Baghdad đang cố đạt được; hy vọng hòa giải dân tộc ở Iraq đã lóe sáng hôm thứ tư trên sân cỏ khi đội tuyển nước này lần đầu tiên vào chung kết Asian Cup.  

Niềm vui của các cổ động viên Iraq trước chiến thắng của đội nhà trước các cầu thủ Hàn Quốc tại Asian Cup.

Niềm vui của các cổ động viên Iraq trước chiến thắng của đội nhà trước các cầu thủ Hàn Quốc tại Asian Cup.

Tin tức về chiến thắng 4-3 trên chấm phạt đền của đội tuyển Iraq trước các cầu thủ Hàn Quốc đã khiến hàng chục nghìn người ở Iraq thuộc đủ các tầng lớp đổ xuống đường ăn mừng cho dù họ phải hứng chịu hai xe bom làm hơn 50 cổ động viên thiệt mạng và hơn 150 người khác bị thương.

Thủ môn Iraq Noor Sabri thừa nhận chiến thắng của đội tuyển có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. "Bạn biết đấy, tình hình ở Iraq rất khó khăn. Những gì chúng tôi đạt được trên sân cỏ là điều khiêm tốn nhất chúng tôi có thể làm cho nhân dân chúng tôi".

Vì đội tuyển Iraq bao gồm cả các cầu thủ Shiite, Sunni và Kurd nên không khí chiến thắng bao trùm khắp mọi cộng đồng giáo phái. Không chỉ người Shiite và Sunni ăn mừng trên các đường phố thủ đô Baghdad, nhiều người khác bất chấp nguy hiểm vẫn xem bóng cùng với những người ở phe đối lập.

Đối với Abdul-Rahman Abdul-Hassan, một người Shiite 40 tuổi đang làm ở Bộ Giáo dục Iraq, trận đấu đã giúp anh hội ngộ với ba người bạn Sunni và các đồng đội cũ đã 2 năm không gặp do bạo lực giáo phái khiến họ mỗi người một ngả.

"Không một chính trị gia nào ở Iraq có thể đưa được chúng tôi tụ dưới ngọn cờ này như đội tuyển quốc gia đã làm", Abdul-Hassan nói. "Tôi mong sao các chính trị gia có thể rút ra được bài học từ đội tuyển, nơi các cầu thủ Sunni, Shiite và người Kurd đang làm việc cùng nhau không cần biết đến lý lịch, và họ đã chiến thắng".

Ở khắp thành phố, người ta đưa ra những câu bình luận tương tự. Quốc kỳ Iraq thậm chí đã được đám đông phấn khích giương cao ở khu vực tự trị Kurdistan, nơi điều này vốn không được khuyến khích.

Những vòng tay ôm ghì lấy nhau trong niềm vui cuồng nhiệt của các cổ động viên có lẽ đã khiến cho các nhà hoạch định chính sách Mỹ an tâm hơn là hàng loạt những tuyên bố hay cam kết hăng hái của các chính trị gia ở Baghdad.

Bóng đá từ lâu là môn thể thao giúp cho xung đột giáo phái ngừng lại cho dù chỉ là trong thời gian ngắn. Năm 1967, chuyến đi của Pele và đội Brazilian Santos tới Nigeria tham gia các trận đấu đã mang lại thỏa thuận ngừng bắn 2 ngày giữa cuộc nội chiến khốc liệt tại quốc gia này.

Mới đây hơn, thành tích vẻ vang của Bờ Biển Ngà tại World Cup và  African Cup of Nations đã giúp thúc đẩy tiến trình hòa bình chấm dứt nội chiến ở nước này.

Tuy vậy, chính bóng đá cũng góp phần vào làm cho các cuộc xung đột thêm nghiêm trọng - cuộc chiến giữa El Salvador và Honduras năm 1969 xuất phát từ một số sự kiện tại một trận đấu giữa hai nước.

Trong khi đó, các nhà dân tộc chủ nghĩa ở Croatia vẫn kỷ niệm ngày bắt đầu cuộc chiến với Serbia không phải từ ngày những viên đạn đầu tiên được bắn ra khỏi nòng súng, mà từ cuộc đối đầu bạo lực tại một trận cầu hồi tháng 5/1990 giữa Dinamo Zagreb của Croatia và Red Star Belgrade của Serbia.

Một số bình luận viên bóng đá vẫn xót xa cho những gì có thể đã trở thành một đội bóng châu Âu vĩ đại nhất của những năm 1990 nếu Yugoslavia không tan vỡ. Nhưng Yugoslavia đã tan vỡ và Iraq cũng có thể giống như vậy, do dù niềm vui chiến thắng hôm qua sẽ còn được nhắc mãi.

Bóng đá không thể hàn gắn những chia rẽ về chính trị bởi vì những chia rẽ ấy không chỉ phụ thuộc vào liệu người Sunni, người Shiite và người Kurd có chuyền bóng cho nhau. Chúng phụ thuộc vào cách thức họ dàn xếp quyền lực và sự kiểm soát lãnh thổ cũng như các nguồn lực của đất nước.

Giây phút người Iraq hân hoan với chiến thắng thật thật đẹp nhưng vẫn còn đó mối đe dọa, rằng họ không như Bờ Biển Ngà năm xưa mà có phần giống trận bóng huyền thoại ngày Giáng sinh năm 1914 ở Mặt trận phương Tây của Thế chiến I. Trận đấu đó - giữa binh sĩ Anh và Đức ở vùng đất không người trong thời điểm ngưng bắn không chính thức - đã thể hiện bản chất nhân đạo giữa những người lính chiến ở cả hai bên. Và sau đó, họ quay trở lại để giết lẫn nhau thêm 4 năm nữa.
(Theo Time) 

Tin xem nhiều