Báo Đồng Nai điện tử
En

Điều trị sớm thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

08:12, 19/12/2017

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ được xem là bệnh lý khá nguy hiểm, không chỉ gây đau nhức cổ, vai gáy mà còn ảnh hưởng đến não bộ, tứ chi, hệ thống tim mạch. Nếu để tình trạng bệnh quá lâu, hậu quả có thể dẫn đến yếu liệt.

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ được xem là bệnh lý khá nguy hiểm, không chỉ gây đau nhức cổ, vai gáy mà còn ảnh hưởng đến não bộ, tứ chi, hệ thống tim mạch. Nếu để tình trạng bệnh quá lâu, hậu quả có thể dẫn đến yếu liệt.

Điều dưỡng Bệnh viện quốc tế Hoàn Mỹ Đồng Nai chăm sóc cho bệnh nhân N.
Điều dưỡng Bệnh viện quốc tế Hoàn Mỹ Đồng Nai chăm sóc cho bệnh nhân N.

Bệnh viện quốc tế Hoàn Mỹ Đồng Nai vừa phẫu thuật thành công, chấm dứt cơn đau dữ đội cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Bệnh nhân tên N. (46 tuổi, ngụ tại phường Tân Hiệp, Biên Hòa) nhập viện trong tình trạng đau cổ lan xuống vai và tay bên trái mức độ đau dữ dội, tay trái bệnh nhân không hạ xuống được vì quá đau phải cấp cứu giữa đêm. Qua thăm khám và kết quả chụp MRI, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thoát vị 2 tầng C5-C6, C6-C7 chèn ép rễ thần kinh bên trái, đây chính là nguyên nhân gây ra cơn đau cho bệnh nhân.

Phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm cổ

Bác sĩ CKI Vũ Ngọc Bảo Quỳnh cho biết để phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm cổ, cần thường xuyên tập thể dục rèn luyện đề có một cơ thể khỏe mạnh và cột sống vững chắc. Đồng thời, chú ý giữ tư thế đúng trong làm việc, sinh hoạt hàng ngày: tránh vận động thể thao quá sức; khuân vác các vật nặng phải giang rộng chân, gập gối, kéo vật nặng sát người để tránh sức nặng lên cột sống; khi phải làm việc đứng hoặc ngồi lâu thì khoảng 15-30 phút cần thay đổi tư thế một lần hoặc tập một vài động tác thư giãn, tránh căng cứng các cơ…

Theo đánh giá của các bác sĩ khoa ngoại chấn thương - chỉnh hình, bệnh nhân bị chèn ép thần kinh cấp tính do thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Các bác sĩ đã cố gắng điều trị nội khoa cho bệnh nhân, dùng nhiều các loại thuốc giảm đau. Tuy tình trạng đau có thuyên giảm nhưng vẫn chưa dứt, mức độ đau vẫn còn nhiều. Chính vì vậy, các bác sĩ đã tổ chức hội chẩn và quyết định phẫu thuật cho bệnh nhân bằng phương pháp thay đĩa đệm C5-C6 và C6-C7 bằng đĩa đệm nhân tạo.

Bác sĩ CKI Vũ Ngọc Bảo Quỳnh,  Khoa Ngoại chấn thương - chỉnh hình Bệnh viện quốc tế Đồng Nai cho biết ca phẫu thuật diễn ra trong 2 giờ. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân phải mang nẹp cổ mềm để hỗ trợ vùng cổ, tránh tình trạng căng cứng cơ vùng cổ một thời gian. Bệnh nhân cũng cần tránh xoay cổ, cúi cổ quá mức và cần di chuyển vận động một cách nhẹ nhàng. Bệnh nhân nên đến bệnh viện thăm khám và tập vật lý trị liệu theo liệu trình của bác sĩ để sức khỏe phục hồi nhanh chóng và có thể quay trở lại với mọi sinh hoạt hàng ngày. Hiện tại, bệnh nhân đã giảm đau rõ rệt, tình trạng sức khỏe ổn định. 

Theo bác sĩ Quỳnh, việc phẫu thuật thay đĩa đệm cổ nhân tạo là một kỹ thuật khó và nguy hiểm. Tuy nhiên đối với các bác sĩ lành nghề và có chuyên môn cao thì sẽ không có nhiều cản trở, mức độ thành công cao. Phương pháp phẫu thuật thay đĩa đệm cổ nhân tạo còn giúp người bệnh tránh được biến chứng do nẹp vít gây ra như nuốt nghẹn, nuốt sặc. Tuổi thọ của đĩa đệm cao, hầu như người bệnh chỉ cần thay đĩa đệm cổ nhân tạo là có thể dùng cả đời.

Đặng Ngọc (ghi)

Tin xem nhiều
Liên kết hữu ích